Chính phủ đã và đang đẩy mạnh mẽ phát triển thành phố thông minh với mục tiêu tạo cơ hội tốt cho khởi nghiệp sáng tạo.
>>Khởi nghiệp công nghệ: Sân chơi mới cho ứng dụng “make in Vietnam”
Đại dịch COVID -19 bùng phát là nhân tố thúc đẩy cho chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn, xu hướng chuyển dịch sang thành phố thông minh (SmartCity) cũng được quan tâm nhiều hơn, thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư, các khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về công nghệ.
Quá trình đô thị hóa và quá trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới. Ước tính có đến 55% dân số toàn cầu hiện đang sinh sống tại các đô thị và dự báo khoảng 70% dân số toàn cầu sẽ chọn đô thị làm nơi sinh sống vào năm 2050.
Tại khu vực ASEAN, hơn một nửa dân số hiện đang sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa của khu vực đang tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Việc xây dựng và triển khai các Thành phố thông minh (smart city) đang trở thành nhu cầu cấp thiết.
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
>>Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020: Tạo dựng hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ số
>>IdeaHunter 2018: "Sân chơi" Hackathon dành cho những ý tưởng khởi nghiệp công nghệ
Quá trình xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số ở Việt Nam vẫn đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến nguồn vốn, nhân lực. Vì vậy, chiến lược phát triển công nghiệp hóa, hiện địa hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thành phố thông minh gắn liền với ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển thành phố thông minh được xem là giải pháp quan trọng, 'chìa khóa' để tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Theo các chuyên gia, nhà quản lý nhận định ước tính có đến 55% dân số toàn cầu hiện đang sinh sống tại các đô thị và dự báo khoảng 70% dân số toàn cầu sẽ chọn đô thị làm nơi sinh sống vào năm 2050.
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm - Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Nextrans chia sẻ, các nhà đầu tư nước ngoài đang rất kỳ vọng ở thị trường Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ bất động sản, thành phố thông minh. Khi đại dịch COVID-19 diễn ra theo xu hướng khó lường khiến các quốc gia, trong đó có Việt Nam tập trung phát triển chuyển đổi số nhanh hơn, dịch chuyển mạnh sang giao dịch không chạm; thu nhập và tích hợp dữ liệu tập trung phục vụ xử lý các vấn đề thách thức đặt ra; tăng tốc kết nối trực tuyến…
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ khẳng định: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã và đang phát triển sôi động tại Việt Nam ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và đối tượng. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ, ban hành các hành lang pháp lý thông thoáng, cởi mở để kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chính phủ cũng đã và đang định hướng và thúc đẩy mạnh mẽ phát triển thành phố thông minh cùng với chuyển đổi số quốc gia. Đây là cơ hội rất lớn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về công nghệ, đặc biệt là các giải pháp công nghệ số giải quyết các vấn đề thách thức của thành phố.
Việt Nam cũng đang tập thu hút được nhiều khoản đầu tư nước ngoài vào các giải pháp cho thành phố thông minh, bao gồm đầu tư vào các khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Có thể bạn quan tâm