Phía sau của sự nhộn nhịp “chợ đồ cũ”

QUÂN BẢO 06/09/2022 04:00

Giao dịch đồ cũ đang nở rộ nhờ biến động kinh tế. Lạm phát tăng cao khuyến khích những người mua sắm tiết kiệm hơn, dẫn đến nhu cầu mua và bán các mặt hàng đã qua sử dụng.

>>Thị trường mua bán đồ cũ và tương lai ứng dụng công nghệ tại Việt Nam

Cửa hàng giao dịch đồ cũ The RealReal

Cửa hàng giao dịch đồ cũ The RealReal

Khi lạm phát chưa có dấu hiệu dừng lại, ngày càng nhiều người tìm mua các mặt hàng đã qua sử dụng, và thị trường này đang nở rộ. Thị trường đồ cũ của Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2026, với hơn 3/4 người Mỹ nói rằng họ đã từng mua hoặc bán các sản phẩm đã qua sử dụng.

Mua bán đồ cũ là lời giải cho việc ứ đọng kho, khi các nhà thanh lý đang lấy hàng tồn kho chưa bán được từ các nhà bán lẻ như Target và Walmart và cung cấp cho những người bán lại, thúc đẩy nguồn cung hàng cũ. Đặc biệt hơn, đây đang là xu hướng tiêu dùng với những người mua sắm thế hệ Gen Z trên các nền tảng như The RealReal, ThredUp và Poshmark.

Ngành thời trang bán lại được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 77 tỷ USD trong 5 năm tới, và sự tăng trưởng không chỉ giới hạn trong ngành này. Nền tảng giao dịch đồ cũ OfferUp cho biết các danh mục không phải quần áo như đồ điện tử, đồ nội thất, đồ thể thao và phụ tùng ô tô chiếm 76% doanh thu của sàn. Trong tháng này, hãng giao nhận DoorDash đã hợp tác với Facebook Marketplace để cung cấp các sản phẩm bán lại. Uber cũng đã từng khởi động một chương trình tương tự với Mercari vào năm ngoái.

Giao dịch đồ cũ đang nở rộ nhờ biến động kinh tế. Lạm phát tăng cao khuyến khích những người mua sắm tiết kiệm hơn, dẫn đến nhu cầu mua và bán các mặt hàng đã qua sử dụng. Các nhà bán lẻ truyền thống cũng không đứng ngoài cuộc với những chương trình bán lại, và sự tham gia của họ càng thúc đẩy nhiều người tiêu dùng. Macy’s, Walmart, Gap, Adidas, Everlane và Crocs đều đã có quan hệ đối tác “bán lại dưới dạng dịch vụ” với ThredUp. Các thương hiệu nổi tiếng như Lululemon, Levi’s, Ikea thậm chí còn tung ra các chương trình bán lại của riêng họ.

Nền tảng thời trang đã qua sử dụng Lemo

Nền tảng thời trang đã qua sử dụng Lemo

>>Thời trang “ảo” cũng phải mở cửa hàng thực địa

Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc. Mới đây, nền tảng thời trang đã qua sử dụng Lemo vừa đăng ký với Bộ Công Thương và chính thức ra mắt người dùng. Thời gian đầu Lemo chuyên hoạt động trong mặt hàng thời trang phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt Lemo vừa là nơi để người muốn mua chọn hàng, vừa là nơi để người muốn bán đăng bán sản phẩm đã dùng.

Đối với người mua, họ chỉ cần tải ứng, đăng ký tài khoản là có thể tìm kiếm sản phẩm với nhiều sự lựa chọn từ các thương hiệu nổi tiếng. Còn đối với những shop thời trang secondhand, Lemo cũng có nhiều tính năng như quản lý kho hàng, tư vấn bán hàng, theo dõi doanh thu, vận đơn và theo dõi đơn hàng. Hoặc thậm chí người dùng cũng có thể tham gia các chính sách tiếp thị liên kết để tăng thêm thu nhập.

Ngoài Lemo, trước đó Joolux cũng là một cái tên Việt Nam tạo được tiếng vang nhất định trong mảng hàng secondhand. Đây là một startup chuyên về giao dịch đồ hiệu đã qua sử dụng. Họ tự tìm nguồn hàng từ những người muốn bán, định giá và bán lại cho người khác bằng cả kênh online lẫn offline. Ngoài ra Joolux cũng có dịch vụ “tút tát” lại sản phẩm.

Joolux từng xuất hiện trên chương trình Shark Tank và nhận được gợi ý đầu tư 300.000 USD. Trên sạp hàng của họ cũng xuất hiện nhiều ưu đãi cho các thương hiệu xa xỉ như Gucci, Dior hoặc LV. Tức là mô hình kinh doanh của Joolux có tiềm năng, và họ cũng có những bước phát triển ổn định ban đầu tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Trào lưu ứng dụng thời trang cũ

    Trào lưu ứng dụng thời trang cũ

    20:00, 18/08/2022

  • Các nhà bán lẻ thời trang bắt đầu siết việc trả hàng

    Các nhà bán lẻ thời trang bắt đầu siết việc trả hàng

    04:30, 16/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phía sau của sự nhộn nhịp “chợ đồ cũ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO