Phó Chủ tịch Quốc hội: Đánh giá kỹ sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu

NGUYỄN VIỆT 15/03/2023 12:52

Đề nghị Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội và cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

>>Ngày 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 21

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận nội dung thảo luận về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi), ngày 15/3.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh: QH

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh: QH

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, cơ quan soạn thảo trong việc tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo luật.

Đồng thời, đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách phối hợp với cơ quan liên quan rà soát tiếp thu hoặc giải trình đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp.

Đặc biệt lưu ý ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và tại Thông báo Kết luận số 1479 ngày 26/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Giá (sửa đổi), hoàn thiện hồ sơ dự án luật, xin ý kiến Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (dự kiến tháng 4/2023). Lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội vào một số cơ quan hữu quan; đồng thời chủ trì cùng cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến tham gia để đảm bảo chất lượng dự án luật trình Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, trong quá trình xin ý kiến của hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, ngoài xin ý kiến toàn diện về dự thảo luật cần nêu rõ các nội dung lớn, nội dung quan trọng, các nội dung còn có ý kiến khác nhau cần xin ý kiến, quan điểm của cơ quan thẩm tra, quan điểm của cơ quan soạn thảo về các nội dung này. Báo cáo rõ việc đáp ứng các mục tiêu, quan điểm, định hướng chính sách lớn khi đặt ra cần sửa đổi luật.

Quá trình hoàn thiện dự thảo luật cần gửi lấy ý kiến Chính phủ, trong đó nêu rõ các nội dung tiếp thu ý kiến tham gia của đại biểu Quốc hội. Những nội dung còn có ý kiến khác nhau, phương án dự kiến tiếp thu, giải trình, giải thích rõ lý do tiếp thu, giải trình để Chính phủ cho ý kiến.

Sau khi có ý kiến của Chính phủ phải được sự thống nhất giữa cơ quan trình và cơ quan thẩm tra. Sau khi xin ý kiến hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách nếu có nội dung thay đổi so với dự thảo Chính phủ đã có ý kiến thì tiếp tục xin ý kiến Chính phủ trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua luật.

Về một số vấn đề cụ thể, đối với hai nội dung còn có ý kiến khác nhau cần đánh giá kỹ, có thay đổi thẩm quyền quyết định điều chỉnh danh mục hàng hóa, bình ổn giá so với luật hiện hành hay không? Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại phiên họp này, nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên như dự thảo, Quốc hội có thể giao thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định danh mục trên cơ sở trình của Chính phủ.

>>Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn lĩnh vực tòa án và kiểm sát

>>Lan tỏa đổi mới từ Quốc hội đến các hoạt động của HĐND

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội và cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu.p/Vì đây là một loại quỹ bình ổn giá nên phải tuân thủ nguyên tắc của Quỹ bình ổn giá, điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả thực sự có tác dụng trong mình ổn giá xăng dầu. Trường hợp không thuyết minh thuyết phục, cần phải xem xét phương án không duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Ảnh: QH

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị, trường hợp không thuyết minh thuyết phục, cần phải xem xét phương án không duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Ảnh: QH

Đối với Quỹ bình ổn giá có thể giao cho Chính phủ quyết định thành lập vì đây là giải pháp để bình ổn giá. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc chỉ luật hóa những nội dung đã rõ, đánh giá kỹ tác động và cần quy định nguyên tắc, điều kiện thành lập quỹ, quản lý quỹ, nguồn hình thành quỹ, quy định rõ thành lập quỹ phải có thời hạn.

“Trường hợp không làm rõ các nội dung này thì không quy định trong luật về việc thành lập quỹ”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội và cơ quan soạn thảo đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Vì đây là một loại quỹ bình ổn giá nên phải tuân thủ nguyên tắc của Quỹ bình ổn giá, điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả thực sự có tác dụng trong mình ổn giá xăng dầu.

"Trường hợp không thuyết minh thuyết phục, cần phải xem xét phương án không duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nói.

Tiếp tục rà soát các trường hợp và biện pháp bình ổn giá, tiêu chí, phương pháp, thẩm quyền quyết định giá, danh mục các trường hợp hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá, cơ sở căn cứ để hiệp thương giá, vai trò của Nhà nước, trách nhiệm và vai trò của các tổ chức, cá nhân trong hiệp thương giá, công bố giá, tính cụ thể, khả thi, công khai, minh bạch trong kê khai giá, niêm yết giá... để đảm bảo tính khả thi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn thẩm định giá, quyền hạn, trách nhiệm của thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá, Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước, số lượng, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng đảm bảo chặt chẽ, khả thi, gắn trách nhiệm với quyền hạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngày 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 21

    20:04, 14/03/2023

  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn lĩnh vực tòa án và kiểm sát

    10:48, 07/03/2023

  • Sáng 2/3, Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 4

    18:28, 01/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phó Chủ tịch Quốc hội: Đánh giá kỹ sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO