Phó Thống đốc NHNN: Chưa bao giờ phát ngôn “siết” hay “cắt” tín dụng vào bất động sản

NGUYỄN VIỆT 04/06/2022 18:57

Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ phát ngôn về việc “siết” hay “cắt” tín dụng vào bất động sản.

>>TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Rối với... siết hay không siết tín dụng bất động sản

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh tại cuộc họp báo Chính phủ tháng 5, chiều 4/6.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, kiểm soát chặt tín dụng vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn trong bất động sản, chứ không "siết hay cắt" tín dụng vào các lĩnh vực này.

Cụ thể, các khu vực bất động sản cả đầu tư và kinh doanh tiềm ẩn rủi ro, như bất động sản xây dựng resort, nghỉ dưỡng... Đây là các lĩnh vực mang tính đầu cơ, lũng đoạn giá nên cần kiểm soát chặt tín dụng rót vào khu vực này.

“Còn tín dụng vào các phân khúc như xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ... vẫn được khuyến khích rót vốn. Gần đây còn có thêm chương trình hỗ trợ lãi suất 2% thông qua các ngân hàng thương mại cho vay ở phân khúc này”, ông Tú khẳng định.

Vẫn theo ông Tú, không phải tất cả lĩnh vực bất động sản đều được kiểm soát chặt, và cung cho bất động sản thiếu do tín dụng siết lại.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thông tin thêm, tín dụng "chảy" vào bất động sản vẫn tăng, và điều này là bình thường. Tới giữa tháng 4, dư nợ bất động sản tăng 10,19% so với năm 2021, đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng.

Tín dụng bất động sản hiện chiếm gần 19,2% tổng tín dụng nền kinh tế; còn dư nợ lĩnh vực này chiếm khoảng một phần ba dư nợ nền kinh tế.

ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương.

Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương.

Liên quan tới gói phục hồi kinh tế đang triển khai chậm, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cho rằng, "không nên quá sốt ruột vì giải ngân vốn ngân sách rất quan trọng, giải ngân sai một đồng cũng dẫn tới hệ luỵ phức tạp".

“Thực tế số tiền của chương trình phục hồi là 301.000 tỷ đồng, sau khi trừ đi 46.000 tỷ đồng dự kiến mua vaccine hiện chưa dùng tới”, ông Phương nói.

Đến nay khoảng 22.000 tỷ đồng trong số 301.000 tỷ đồng này đã được giải ngân, qua 4 chương trình, như cho vay nhà ở công nhân thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội; hỗ trợ công nhân thuê nhà; miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và miễn, gia hạn thuế, tiền thuê đất.

Hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện một số chương trình của gói phục hồi vẫn được hoàn thiện. Còn 130.000 tỷ đồng dành cho cơ sở hạ tầng, các dự án giao thông, ông Phương cho biết, do quy trình thủ tục phê duyệt đầu tư tuân thủ theo quy định Luật Đầu tư công, nên "cần làm cẩn trọng".

"Các bước quy trình phê duyệt giải ngân vốn dự án theo Luật Đầu tư công rất chặt chẽ, không thể làm tắt vì sẽ vi phạm quy định luật", ông Phương nói.

Có thể bạn quan tâm

  • TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Rối với... siết hay không siết tín dụng bất động sản

    11:43, 29/05/2022

  • Siết tín dụng bất động sản và động thái mới từ Trung Quốc

    11:00, 27/05/2022

  • Siết tín dụng bất động sản: Bài học lớn từ Trung Quốc

    05:00, 27/05/2022

  • Siết tín dụng có kiểm soát được thị trường bất động sản?

    03:00, 26/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Phó Thống đốc NHNN: Chưa bao giờ phát ngôn “siết” hay “cắt” tín dụng vào bất động sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO