Phòng chống tội phạm, tham nhũng: Đừng để người dân bất an!

Diendandoanhnghiep.vn Hôm nay (13/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Bên hành lang Quốc hội, ĐB Bùi Văn Xuyền, đoàn ĐB Quốc hội Thái Bình đã bày tỏ quan điểm trước các Báo cáo về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua.

ĐB Bùi Văn Xuyền, đoàn ĐB Quốc hội Thái Bình

ĐB Bùi Văn Xuyền, đoàn ĐB Quốc hội Thái Bình

- Ông đánh giá thế nào về kết quả trong các báo cáo về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của Bộ Công an trong thời gian vừa qua?

Theo kết quả của các báo cáo về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian vừa qua, tôi cho rằng cơ bản đã đạt được những yêu cầu đặt ra với tinh thần và nghị quyết của Quốc hội. Cụ thể, với ba ngành chỉ tiêu cơ bản đã đạt được, đó là bình diện chung.

Tuy nhiên, trong thực tiễn các báo cáo cũng đã nêu những tồn tại hạn chế, nhất là trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và từ thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày cho thấy công tác đấu tranh phòng chống tội phạm còn nhiều vấn đề.

Những tồn đọng đó đã gây lo lắng quan ngại cho người dân. Có thể kể đến hàng loạt vụ cướp, giết người, các băng nhóm về tội phạm xã hội đen có xu hướng hình thành, gia tăng quay trở lại. Trong đó, phải kể đến các băng nhóm tội phạm liên quan đến cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, các tội phạm giết người dã man hàng loạt và các tội phạm về trật tự xã hội, như đánh bạc; hoặc các tội phạm liên quan đến kinh tế như tham nhũng, môi trường, cũng diễn biến khá phức tạp. Đặc biệt, là các nhóm tội phạm về ma túy.

Trên phương tiện truyền thông đại chúng trong thời gian qua đã thống kê hàng loạt những vụ việc với “đường dây” rất lớn. Trong số đó phải kể đến vụ án xử lý một Boongke ở Sơn La trong thời gian vừa qua,…

Qua đây cho thấy công tác đánh giá cán bộ trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm hàng tháng, hàng năm diễn ra chưa tốt, đã gây tâm lý bất an cho người dân. Đó chính là những điều mà các cơ quan chức năng cần phải nhìn nhận lại và đánh giá lại đối với từng lĩnh vực, từng vụ án cụ thể.

- Thời gian vừa qua cử tri và nhân dân quan tâm về việc tòa án đưa ra xét xử một đồng chí nguyên là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và một đồng chí nguyên là Cục trưởng Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao. Điều đó đã khiến dư luận là bức xúc vì ngay những người đáng lý ra phải bảo vệ cho người dân thì lại vướng vào vòng lao lý. Xin ông cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?

Sự việc này đã làm giảm uy tín của lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm. Tôi cho rằng đây là một bài học đau xót của ngành. Việc xử lý tội phạm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, tất cả mọi người đều phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật,… Tôi cho rằng về góc độ pháp luật, cơ quan công an cũng đã mạnh tay công khai thừa nhận sai sót để xử lý nghiêm kể cả những cán bộ cao cấp trong ngành như vậy, đã thể hiện một tín hiệu tốt.

Từ bài học này cho thấy cơ quan công an cần phải củng cố thường xuyên từ công tác đề bạt bổ nhiệm cán bộ, quy trình đề bạt bổ nhiệm cán bộ, theo dõi kiểm tra thanh tra đánh giá cán bộ hàng tháng, hàng năm theo quy trình quản lý cán bộ, nhất là đối với những cán bộ cấp cao những lĩnh vực nhạy cảm như đấu tranh phòng chống tội phạm để giữ được sự trong sạch trong nội bộ. Hiện, công tác này làm chưa tốt, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành

Nếu sự việc xảy ra với người bình thường sẽ không có gì đáng nói, nhưng với người đứng đầu ngành giữ vai trò chỉ huy, có hiểu biết về chính công việc ấy mà lại trực tiếp vi phạm thì không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ, trước việc Bộ Công an đã xử lý nghiêm, rõ ràng sự việc, cử tri sẽ ủng hộ.

- Ông có ý kiến gì về thông tin công an Thành phố Quy Nhơn sẽ xử lý những người đăng tải clip về Cảnh sát giao thông trong lúc đang làm nhiệm vụ lên một số trang mạng xã hội trong thời gian vừa qua?

Mạng xã hội phát triển, tôi nghĩ mọi người đều được phép đăng tải thông tin trên trang cá nhân của mình, nhưng trong phạm vi thông tin chính xác tôn trọng pháp luật. Tất nhiên đối với những người đang thi hành nhiệm vụ, trong quá trình làm việc không tránh khỏi có những lúc có những hành động nếu không tìm hiểu kỹ sẽ khiến người xem hiểu nhầm, thậm chí còn có những hiệu quả ngược chiều.

Liên quan tới việc này, có xử lý hay không còn phụ thuộc vào quy định của pháp luật nhưng theo tôi hiện nay mạng xã hội đang là vấn đề rất là phức tạp, Luật An ninh mạng cũng đã quy định nhưng các quy định cụ thể liên quan đến vấn đề mạng xử lý mạng như việc đưa thông tin một cách tự do, làm ảnh hưởng đến cá nhân người khác khi chưa được sự đồng ý của họ trong đó có cả trường hợp đối với cảnh sát giao thông (như vừa nói) thì Luật cũng chưa có quy định đầy đủ, rõ ràng; một phần có thể người dân cũng chưa biết việc làm của mình có vi phạm hay không.

Tôi cho rằng Luật An ninh mạng cũng cần có quy định rõ ràng hơn trước các hành vi xâm phạm đến cá nhân người khác hoặc xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan nhà nước. Cùng với đó chúng ta cũng cần có công tác tuyên truyền phổ biến đối với người dân về việc sử dụng mạng xã hội, mỗi người cần có hiểu biết và có trách nhiệm trước việc làm của mình.

Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phòng chống tội phạm, tham nhũng: Đừng để người dân bất an! tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714010529 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714010529 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10