POW gian nan thoái vốn Nhà nước

Diendandoanhnghiep.vn Được coi là “bom tấn” sau IPO, nhưng đến nay Tổng Công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (HoSE: POW) vẫn gian nan trên chặng đường thoái vốn Nhà nước.

>>> Động lực tăng trưởng của POW đến từ đâu?

Trong năm 2024, POW đặt kế hoạch sản lượng điện 16.703 triệu kWh, kế hoạch tổng doanh thu toàn Công ty ở mức 31.736 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 824 tỷ đồng.

p/Biên lợi nhuận gộp năm 2024 của POW có thể cải thiện nhờ giảm chi phí sữa chữa.

Biên lợi nhuận gộp năm 2024 của POW có thể cải thiện nhờ giảm chi phí sữa chữa.

Triển vọng tích cực

Theo đánh giá của các tổ chức tài chính, kết quả kinh doanh của POW năm 2024 có thể sẽ phục hồi mạnh với sản lượng điện có thể tăng tới 19% so với năm 2023. Theo dự báo, hiện tượng El Nino tiếp tục phát triển mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024, giúp nhóm doanh nghiệp nhiệt điện nói chung và POW nói riêng có thể duy trì huy động phát điện ở mức cao. Đồng thời, các nhà máy điện chủ chốt của POW đều đã hoàn thành đại tu trong năm 2023 và chỉ bảo dưỡng định kỳ trong năm 2024 với thời gian gián đoạn sản xuất ngắn hơn nhiều.

Ngoài ra, năm 2024 POW có thể ghi nhận doanh thu với khoản bồi thường bảo hiểm do gián đoạn sản xuất tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và khoản doanh thu tỷ giá.

BSC dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của POW sẽ đạt 29.447 tỷ đồng và 2.135 tỷ đồng năm 2024, tăng lần lượt 5% và 98% so với 2023.
Tuy nhiên, POW có thể sẽ đối mặt với một số rủi ro trong năm 2024, cụ thể Nhà máy Vũng Áng 1 sử dụng lượng than nhập khẩu nhiều hơn sẽ khiến máy móc dễ gặp sự cố hơn, gây gián đoạn sản xuất. Ngoài ra, nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4 chậm tiến độ so với dự báo.

>>> Giá nhiên liệu tăng cao, POW sụt giảm 40% lợi nhuận

Khó tìm nhà đầu tư chiến lược

POW thành lập từ 2007, có vốn điều lệ 23.420 tỷ đồng do PVN nắm giữ 100%. Theo phương án cổ phần hóa năm 2017, POW sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược 676,38 triệu cổ phần (chiếm 28,82%); còn PVN là cổ đông lớn nhất nắm giữ 51% vốn điều lệ đến hết năm 2025, sau đó có thể giảm xuống dưới mức chi phối.

Để tìm nhà cổ đông chiến lược thoái vốn, POW đã tiếp xúc với hơn 100 đối tác lớn và chọn ra danh sách gồm 30 đơn vị, bao gồm cả tổ chức đầu tư tài chính và tập đoàn về năng lượng hàng đầu tại châu Á. Dù vậy, cho đến nay, việc thoái vốn chưa thành công. Do chưa hoàn thành bán vốn cho cổ đông chiến lược nên toàn bộ số vốn 28,82% chưa bán được sẽ nhập vào vốn của PVN tại POW dẫn đến tỷ lệ sở hữu của PVN tăng lên 79,94%.

Đại diện POW cho biết dù chủ trương bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược chưa thành công, nhưng Công ty vẫn tìm nhiều phương án để thoái phần vốn của Nhà nước bằng phương án bán vốn trên sàn chứng khoán (theo Nghị định 32/2018/NĐ-CP) theo 2 phương thức đấu giá công khai hoặc đấu giá theo lô lớn (tương tự trường hợp của Vinamilk, Sabeco…). Tuy nhiên, cho đến nay sau hơn 4 năm niêm yết, chặng đường thoái vốn Nhà nước tại POW vẫn còn dang dở.

Câu chuyện thoái vốn còn bỏ ngỏ khiến cổ phiếu POW chưa có những con sóng lớn dù nằm trong rổ VN30. Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/3/2024, cổ phiếu POW đóng cửa ở mức 11.900 đồng/cp. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết POW gian nan thoái vốn Nhà nước tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714403954 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714403954 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10