QL 14 D khai thông biên mậu cửa khẩu Quốc Tế Nam Giang bao giờ đầu tư?

NGUYỄN HOÀNG 16/11/2023 02:23

Quốc lộ 14Đ dẫn đến cửa khẩu Quốc tế Nam Giang (Quảng Nam) đang xuống cấp nghiêm trọng, mỗi ngày phải oằn mình gánh chịu hàng nghìn lượt xe tải trọng lớn nhưng chưa được đầu tư.

>>Quảng Nam đề xuất gần 2.800 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 14D

Quốc lộ (QL) 14D nối đường Hồ Chí Minh lên cửa khẩu Quốc tế Nam Giang nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Đây là tuyến đường huyết mạch nối thông các nước vùng Đông Bắc Á về các cảng biển lớn miền Trung đang xuống cấp nghiêm trọng, khi mỗi ngày phải oằn mình gánh chịu hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng vận chuyển hàng. Nguy mất an toàn giao thông trên tuyến đường này là khó tránh khỏi

Để nâng cấp QL 14D, phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Nam Giang và mở cửa biên mậu, Quảng Nam đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ nhiều phương án. Nhưng tất cả các phương án đều bất khả thi. Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quốc lộ 14D đạt tiêu chuẩn đường cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe.

Trước sự xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông khi xe tải trọng nặng lưu thông qua tuyến đường này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã lập dự án mời gọi các nhà đầu tư theo hình thức đầu tư không hoàn lại nhưng không có doanh nghiệp quan tâm.

Quốc lộ 14D đang xuống cấp nghiêm trọng và chưa được thống nhất ngày nâng cấp, mở rộng.

Quốc lộ 14D đang xuống cấp nghiêm trọng và chưa được thống nhất ngày nâng cấp, mở rộng.

Chủ tịch UBND Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, phương án đầu tư theo hình thức PPP/hợp đồng BOT, có 2 phương án được nghiên cứu nhưng vướng mắc về pháp lý do đầu tư trên đường hiện hữu, sử dụng nguồn thu phí trực tiếp từ người sử dụng không phù hợp quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật PPP và Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội4; đồng thời, tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đối với Phương án 1 vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật PPP.

Với phương án 1- được Tập đoàn Trường Hải đưa ra là đầu tư nâng cấp, mở rộng toàn tuyến theo quy hoạch; tổng mức đầu tư khoảng 2.640 tỷ đồng, trường hợp đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT với thời gian thu phí khoảng 20 năm thì phần vốn Nhà nước tham gia dự án cần thiết là 1.914 tỷ đồng, tương đương 72,5% tổng mức đầu tư.

Với phương án 2 - đầu tư nâng cấp, mở rộng các đoạn có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, một số đoạn xuống cấp; tổng mức đầu tư khoảng 730 tỷ đồng, trường hợp đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT với thời gian thu phí khoảng 20 năm thì phần vốn Nhà nước tham gia dự án cần thiết là 310 tỷ đồng, tương đương 42,5% tổng mức đầu tư.

Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam trình dự án, Bộ GTVT cho rằng, dự án có khả năng hoàn vốn rất thấp và nhà đầu tư không thấy khả thi. Đồng thời, vướng mắc về pháp lý liên quan đến đầu tư trên đường hiện hữu, thu phí trực tiếp từ người sử dụng và tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án quá cao.

Cửa khẩu quốc tế Nam Giang có tiềm năng rất lớn trong việc

Cửa khẩu quốc tế Nam Giang có tiềm năng rất lớn trong việc "hấp thụ" nguồn hàng vận chuyển qua đây về cảng biển.

Theo Bộ GTVT, nếu tiếp tục nghiên cứu đầu tư theo phương thức PPP/hợp đồng BOT, thì phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt. Mà cơ chế chính sách đặc biệt thì cần phải được Quốc hội chấp thuận chủ trương.

Trong điều kiện tuyến đường có bề rộng hẹp, tồn tại nhiều vị trí đường cong có bán kính nhỏ, xe đầu kéo lưu thông rất khó khăn. Đặc biệt khi hai xe tránh nhau, kết hợp lưu lượng xe tải nặng lưu thông qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang về cảng Tiên Sa, cảng Chân Mây, cảng Dung Quất hiện đang gia tăng, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14D cần được triển khai sớm.

Từ quan điểm của Bộ GTVT việc chính quyền tỉnh Quảng Nam đề xuất dừng nghiên cứu đầu tư theo phương thức PPP và chuyển sang hình thức đầu tư công là có thể xem xét, chấp thuận. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho QL 14D chưa có trong danh mục dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021.

Theo kiến nghị của UBND tỉnh Quảng Nam về việc bố trí nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 (khoảng 730 tỷ đồng) và 2026 - 2030 (khoảng 2.000 tỷ đồng) để đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14D, Bộ GTVT là không khả thi.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT được phân bổ hạn hẹp, ngoài điều chỉnh giảm phân bổ lại cho địa phương, nguồn lực còn lại tập trung cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ nên chưa thể cân đối để thực hiện thêm dự án mới.

Từ văn bản trả lời UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ GTVT kiến nghị ưu tiên đưa dự án này vào danh mục dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, trình cấp có thẩm quyền chấp thuận để triển khai thực hiện.

Đối với kiến nghị của UBND Quảng Nam bố trí khoảng 145 tỷ đồng thực hiện trong kế hoạch bảo trì năm 2024 để sửa chữa, mở rộng nền, mặt đường, Bộ GTVT cho biết là đã giao Cục Đường bộ Việt Nam rà soát đánh giá, tổng hợp để đề xuất phương án bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ bền vững công trình phù hợp nguồn vốn được bố trí.

Theo Chủ tịch UBND Quảng Nam Lê Trí Thanh, trước mắt để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến QL 14D, Quảng Nam huy động nhiều nguồn lực. Tuy nhiên gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí đầu tư cho tuyến đường này quá lớn. Tất cả phải trông chờ vào nguồn vốn đầu tư công từ TW.

Như vậy, để mở rộng tuyến đường huyết mạch QL 14D đảm bảo lưu thông an toàn phải chờ đợi kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Có thể bạn quan tâm

  • Cải thiện môi trường đầu tư tại Quảng Nam

    Cải thiện môi trường đầu tư tại Quảng Nam

    08:01, 15/11/2023

  • Nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu Quảng Nam

    Nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu Quảng Nam

    09:43, 11/11/2023

  • Quảng Nam kiến nghị nâng cấp Quốc lộ 14D để phát triển kinh tế

    Quảng Nam kiến nghị nâng cấp Quốc lộ 14D để phát triển kinh tế

    09:55, 28/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
QL 14 D khai thông biên mậu cửa khẩu Quốc Tế Nam Giang bao giờ đầu tư?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO