Quan hệ Mỹ- Châu Âu "rạn nứt" vì đạo luật IRA và khí đốt

CẨM ANH 01/12/2022 13:35

Tổng thống Pháp Macron cho rằng Đạo luật giảm lạm phát (IRA) của Mỹ dự kiến có hiệu lực từ tháng 1/2023 sẽ là mối đe dọa với ngành công nghiệp châu Âu.

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Người tị nạn Ukraine ồ ạt sang các nước Châu Âu

Tổng thống Pháp Emmanuelle Macron và Tổng thống Mỹ Joe Biden

Tổng thống Pháp Emmanuelle Macron và Tổng thống Mỹ Joe Biden

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo rằng các khoản trợ cấp mới của Mỹ theo Đạo luật IRA có thể tạo ra xung đột trong mối quan hệ thương mại giữa châu Âu và Mỹ. Cụ thể, phát biểu trước cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Macron cho rằng Đạo luật IRA mà chính quyền ông Biden xây dựng và dự kiến có hiệu lực từ tháng 1/2023 sẽ là mối đe dọa với ngành công nghiệp châu Âu.

“Chúng tôi không muốn trở thành thị trường để bán các sản phẩm của Mỹ, bởi vì chúng tôi có những sản phẩm giống hệt như các bạn”, hãng tin AFP của Pháp dẫn lời ông Macron. Trước đó, ông Macron cũng kêu gọi châu Âu có một phản ứng thống nhất trước Đạo luật IRA của Mỹ. Các quan chức Pháp cho biết họ muốn Liên minh châu Âu (EU) áp dụng những khoản miễn trừ thuế của riêng mình để các công ty châu Âu không rời đi vì sức hút từ IRA.

Giới chức châu Âu cũng đánh giá, các quy định của Đào luật IRA sẽ là đòn giáng vào nhiều sản phẩm do châu Âu sản xuất như pin và xe điện, vốn không đủ điều kiện hưởng chính sách giảm trừ thuế.

Nhiều ý kiến cho rằng, Tổng thống Macron sẽ tận dụng chuyến thăm Washington lần này để bày tỏ sự bất bình của Châu Âu về Đạo luật IRA. Tổng thống Macron cũng dự định đề nghị người đồng cấp Mỹ miễn trừ yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa đối với các công ty châu Âu, tương tự như những công ty Canada hay Mexico.

Có thể thấy, Mỹ và châu Âu đang xuất hiện những bất đồng kể từ khi mối quan hệ đồng minh được củng cố mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi chiến sự Nga- Ukraine bắt đầu. Trước đó, Tổng thống Pháp cũng cho rằng giá khí đốt cao của Mỹ không phải "cử chỉ thân thiện" khi EU phải trả giá khí đốt cao gấp 4 lần so với giá ở thị trường nước Mỹ.

>>Phương Tây siết "gọng kìm" dầu Nga, ai hưởng lợi?

Nội bộ châu Âu cũng đang có những bất đồng với Mỹ

Nội bộ châu Âu cũng đang có những bất đồng với Mỹ

Politico cũng dẫn lời các quan chức cấp cao của EU cho rằng Washington đang kiếm được nhiều tiền từ cuộc xung đột ở Ukraine, trong khi các nước EU chịu thiệt hại về kinh tế. Một quan chức cấp cao EU nhấn mạnh: "Thay vì giúp các đồng minh của mình giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, Mỹ đang thu lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột Ukraine vì họ đang bán nhiều khí đốt hơn với giá cao hơn và cũng đang bán nhiều vũ khí hơn".

Tạp chí The Economist của Anh cảnh báo rằng: “Không chỉ sự thịnh vượng của châu Âu đang gặp nguy hiểm, mà sự bền vững của liên minh xuyên Đại Tây Dương cũng đang bị đe dọa”. Đức- quốc gia phụ thuộc vào Nga về năng lượng và Trung Quốc về xuất khẩu và đầu tư cũng không hài lòng với những nỗ lực của Mỹ nhằm cắt đứt hoặc hạn chế quan hệ kinh tế của phương Tây với Moscow và Bắc Kinh. Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Đức Olaf Sholz hồi đầu tháng này nhằm mục đích khôi phục sự chắc chắn và ổn định trong quan hệ Đức-Trung Quốc.

Berlin có thể đã thành công trong việc lấp đầy kho dự trữ khí đốt cho mùa đông này, nhưng tình trạng siết chặt năng lượng và giá cả gia tăng nhanh chóng đang làm suy yếu nền kinh tế Đức và các nền kinh tế châu Âu khác. Với giá khí đốt cao gấp 6 lần so với mức trung bình trong nhiều năm qua và nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu giảm đáng kể, lục địa này có thể sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2023.

Các nhà lãnh đạo châu Âu khác đã yêu cầu Washington tham khảo ý kiến và phối hợp với các đối tác châu Âu trước khi đưa ra các quyết định chiến lược quan trọng ảnh hưởng đến Liên minh xuyên Đại Tây Dương. Mỹ cần nhận ra rằng dư luận đang thay đổi ở nhiều nước EU. 

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Người tị nạn Ukraine ồ ạt sang các nước Châu Âu

    Chiến sự Nga- Ukraine: Người tị nạn Ukraine ồ ạt sang các nước Châu Âu

    04:00, 29/11/2022

  • Châu Âu chật vật đối phó khủng hoảng năng lượng

    Châu Âu chật vật đối phó khủng hoảng năng lượng

    03:30, 11/10/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine:

    Chiến sự Nga - Ukraine: "Lá bài" chính trị mới châu Âu đe dọa Nga

    04:27, 09/10/2022

  • Châu Âu và thách thức làm đầy kho dự trữ khí đốt

    Châu Âu và thách thức làm đầy kho dự trữ khí đốt

    04:00, 07/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quan hệ Mỹ- Châu Âu "rạn nứt" vì đạo luật IRA và khí đốt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO