Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: Đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Nghị định 132/2020/NĐ-CP đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Đây là ý kiến của ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tại buổi họp báo chuyên đề chiều 9/11/2020.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế chủ trì buổi họp báo

Lãnh đạo Tổng cục Thuế chủ trì buổi họp báo

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đặng Ngọc Minh cho biết, Nghị định 132/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 5/11/2020 được xây dựng trên nguyên tắc thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc quản lý thuế, trong đó có nội dung quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.

Cụ thể, tại Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị có nêu: “Nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng “vốn mỏng”, chuyển giá”; “hoàn thiện, bổ sung các quy định chặt chẽ trong pháp luật về thuế... để kiểm soát, quản lý, ngăn chặn chuyển giá”.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, trong đó có Luật Quản lý thuế số 38, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp… Bộ Tài chính đã tham mưu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 132.

Để đảm bảo thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế trong triển khai thực hiện cũng như nâng cao tính pháp lý, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng để chuyển các nội dung hướng dẫn tại Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn nghị định lên tầm nghị định, do đó không có thông tư hướng dẫn.

Đề cập đến nội dung của Nghị định 132, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, có nhiều nội dung của Nghị định 132 kế thừa quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Cụ thể, nghị định đã nâng mức khống chế trần chi phí lãi vay từ 20% lên 30%; cho phép khống chế chi phí lãi vay sau khi đã trừ lãi tiền gửi, tiền vay và mở rộng đối tượng được miễn áp dụng quy định khống chế.

Nghị định 132, đó là đã mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Nghị định 132 đã mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Có một số nội dung mới của Nghị định 132, đó là đã mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, nghị định đã mở rộng thêm đối tượng loại trừ đó là các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác).

Về quy định nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, quy định về nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia đảm bảo thuận lợi cho người nộp thuế và cam kết của Việt Nam khi tham gia diễn đàn BEPS của OECD, phù hợp điều kiện bối cảnh của Việt Nam.

Theo Nghị định 132, thời điểm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia có sự thay đổi. Nếu như Nghị định 20 trước đây quy định người nộp thuế tại Việt Nam có công ty mẹ tại nước ngoài có nghĩa vụ lưu trữ và cung cấp cho cơ quan thuế báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ và cùng thời điểm nộp tờ khai quyết toán thuế thi nhập doanh nghiệp, thì Nghị định 132 quy định mới theo thông lệ quốc tế đảm bảo phù hợp với cam kết khi tham gia diễn đàn BEPS, đó là báo cáo lợi nhuận liên quốc gia nhận được qua hình thức trao đổi thông tin tự động nếu cơ quan có thẩm quyền của 2 nước có ký thoả thuận. Người nộp thuế chỉ phải cung cấp cho cơ quan thuế trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của 2 nước không ký thoả thuận.

Ông Đặng Ngọc Minh cho biết, hiện Việt Nam đã ký trên 80 hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước. “Tại Điều 24 của Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần quy định không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước”. Bên cạnh đó, theo cam kết WTO có nguyên tắc cấm phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong nước về thuế. Nguyên tắc đối xử công bằng được dẫn chiếu tại Điều 17 Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATT), Điều 3 của Hiệp định GATT về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, chính sách pháp luật được xây dựng nói chung và quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nói riêng đều phải đảm bảo bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: Đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711618884 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711618884 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10