Quản trị rủi ro đầu tư chứng khoán

Diendandoanhnghiep.vn Đầu tư thế nào để sinh lời không còn là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, mà thay vào đó là từ khóa quản trị rủi ro.

>>> TTCK tháng 12: Kỳ vọng Quỹ Fubon chính thức giải ngân

Quản trị danh mục đầu tư thế nào để hạn chế rủi ro và phân bổ tài sản thế nào để không chỉ giữ được tài sản mà còn để tồn tại và tái đầu tư khi các cơ hội tốt sẽ xuất hiện trong tương lai… đang là những vấn đề được nhiều nhà đầu tư (NĐT) quan tâm.


Tâm lý hoảng loạn

Sau gần 2 năm tăng điểm liên tục, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã bước vào chu kỳ giảm giá. Có lẽ rất hiếm gặp khi mọi điều bất lợi đều đến cùng lúc, gây ra những cú sốc đối với TTCK trong một năm mà rất nhiều các tổ chức, chuyên gia đều nhận định TTCK sẽ tiến liên vùng 1.800- 2.000 điểm.

Sở dĩ TTCK đối diện với cú sốc lớn như vậy do một chuỗi các sự kiện, như chiến sự Nga- Ukraine, lạm phát tăng mạnh, FED và nhiều NHTW khác đồng loạt tăng mạnh lãi suất, USD tăng mạnh, nỗi lo suy thoái kinh tế gia tăng…

Trước thực trạng trên, hàng loạt các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức đã thay đổi chiến lược đầu tư, cơ cấu mạnh danh mục. Khối ngoại bán ròng gần như cả năm 2022 (ngoại trừ tháng 6). Điều này khiến các nhóm cổ phiếu lớn, cổ phiếu vừa và nhỏ giảm sâu về mức giá “không tưởng”, đặc biệt các cổ phiếu nhóm ngành bất động sản, ngân hàng, năng lượng giảm xuống mức thấp so với mức định giá cơ bản.

p/Quản trị rủi ro là chiến lược sống còn đối với cả NĐT ngắn hạn và dài hạn. Ảnh: Ngọc Thắng

Quản trị rủi ro là chiến lược sống còn đối với cả NĐT ngắn hạn và dài hạn. Ảnh: Ngọc Thắng

Tuân thủ kỷ luật đầu tư

NĐT có lẽ vẫn mắc một số sai lầm cố hữu khi chỉ nhìn một chiều về xu hướng tăng của TTCK nói chung, cũng như diễn biến tích cực của các cổ phiếu riêng lẻ mà không hề bận tâm về chiều ngược lại– tính đến kịch bản tồi tệ nếu TTCK không diễn biến giống như điều chúng ta dự báo.

Tính từ đầu năm 2022 cho đến cuối tháng 10 vừa qua, VN-Index điều chỉnh từ vùng 1.520 – 1.530 điểm về dưới mốc 1.000 điểm. Trong một xu hướng giảm của TTCK, việc giữ được tiền, quản trị rủi ro tốt cũng như thận trọng trong việc lựa chọn và nắm giữ cổ phiếu đã trở thành thách thức lớn đối với nhiều NĐT. Giao dịch theo cảm tính, không tuân thủ kỷ luật cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong đầu tư cổ phiếu đã khiến không ít NĐT liên tục mắc sai lầm.

Nhiều thông tin bất lợi đi kèm tác động gây phản ứng bán tháo dây chuyền đã khiến các NĐT không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro đều phải trả giá. NĐT nên nhớ rằng nhiều cổ phiếu có thể mất đến 80 – 90% giá trị trong 1 giai đoạn điều chỉnh lớn của TTCK. Do đó, việc quản trị rủi ro là chiến lược sống còn đối với cả NĐT ngắn hạn và dài hạn.

>> Xu hướng hồi phục cổ phiếu ngành nhựa nhìn từ APH

Chu kỳ giá xuống sẽ kết thúc

Chu kỳ giảm của TTCK sẽ không kéo dài quá 9 tháng – 1 năm. Cứ cho rằng TTCK có thể điều chỉnh từ tháng 3, tháng 4 cho đến tháng 11 tạo đáy kép, hay đáy thứ 3 quanh vùng 1.000 – 1.100 điểm đi chăng nữa thì giai đoạn sóng hồi có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng cũng có thể diễn ra ngay sau đó.

Ngoại trừ một số các NĐT xuất sắc, thì vẫn còn nhiều NĐT đã chịu thua lỗ không nhỏ trong giai đoạn TTCK điều chỉnh. Giữ vững kỷ luật trong giao dịch là thử thách lớn với rất nhiều NĐT cá nhân. NĐT nên nhìn nhận lại phương pháp tiếp cận thị trường, phương pháp phân tích, chọn lọc cổ phiếu và luôn trau dồi kiến thức – rút ra được các bài học kinh nghiệm trong tương lai.

Nếu nhìn lại cuối tháng 3/2020 khi đại dịch COVID-19 càn quét các TTCK thì tại TTCK Việt Nam, nhiều cổ phiếu đã giảm giá rất sâu, nhưng sau đó đã quay trở lại xu hướng tăng mạnh liên tục. Ngay lúc này khi nhiều cổ phiếu giảm về mức giá rẻ, việc mua gom tích lũy cổ phiếu có lẽ nên được ghi nhận nghiêm túc với quan điểm tầm nhìn ít nhất từ 3 – 6 tháng trở lên.

Hãy tham lam khi thị trường sợ hãi

Không ai đã từng phải hối tiếc khi theo đuổi trường phái đầu tư giá trị khi phương pháp đầu tư này tập trung chủ yếu vào các cơ hội đầu tư riêng lẻ hơn là quan tâm đến diễn biến của TTCK nói chung. Dù một số NĐT có thể nghĩ vùng 980 – 1.000 điểm là vùng đáy để có thể tiến hành mua vào, nhưng không thể nào rót một lượng tiền lớn ở vùng điểm “không chắc chắn này” bởi TTCK có thể giảm sâu xuống 900 – 910 điểm hoặc sâu hơn.

Nếu trong giao dịch ngắn hạn, NĐT rất quan tâm đến yếu tố thời điểm, điểm mua cổ phiếu, thì đầu tư giá trị có thể nhìn ở khía cạnh rộng hơn. Nếu VN-Index giảm sâu về vùng điểm hỗ trợ phía dưới thì cũng không phải là vấn đề quá quan trọng. Bởi điều quan trọng hơn đó là cổ phiếu đó có đang được bán ở mức giá rất rẻ so với mức định giá cơ bản? Câu chuyện còn lại chỉ là phân bổ tiền vào một số cổ phiếu được chọn lọc và nắm giữ trong 1 khoảng thời gian. Tất nhiên, chiến lược này không dễ với một số các NĐT bởi nó đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ mua và nắm giữ cổ phiếu mà không bị ảnh hưởng bởi những diễn biến ngắn hạn của TTCK.

Đến nay, nhiều cổ phiếu chất lượng đầu ngành đã giảm về mức giá sâu, rất phù hợp với việc mua vào. Chiến lược mua gom cổ phiếu có lẽ chưa phải là chiến lược tốt nhất so với một số kênh đầu tư khác, nhưng có lẽ sẽ phù hợp với một bộ phận NĐT không chuyên khi đang không biết đầu tư, phân bổ tài sản thế nào trong bối cảnh hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quản trị rủi ro đầu tư chứng khoán tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713978140 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713978140 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10