TTCK tháng 12: Kỳ vọng Quỹ Fubon chính thức giải ngân

Diendandoanhnghiep.vn Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 5 phiên tăng điểm liên tiếp sau chuỗi trượt dài và bước vào tháng 12 với 100 điểm lũy kế vừa cộng thêm cho VN-Index tiến sát mốc 1.050.

>>> Thận trọng phân bổ vốn vào các tài sản tài chính

TTCK tháng 11/2022 khép lại với tâm điểm cổ phiếu bất động sản và sắc xanh trong các nhóm

TTCK tháng 11/2022 khép lại với tâm điểm cổ phiếu bất động sản và sắc xanh trong các nhóm "dẫn dắt" như ngân hàng, chứng khoán. (Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

Thị trường chứng khoán (TTCK) đang có nhiều thông tin tích cực, có thể lý giải như những "tin vui" góp sức nâng đỡ thị trường. Đặc biệt trong đó là tin quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF  thuộc Tập đoàn Fubon Financial Holdings đến từ Đài Loan (gọi tắt là quỹ Fubon) sẽ tăng vốn qua đợt huy động bổ sung mới, từ đó tăng giải ngân trên TTCK Việt Nam.

Cụ thể, ngày 23/11, Quỹ Fubon đã được Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính Đài Loan thông qua đợt huy động vốn bổ sung lần thứ 4, chi tiết của đợt huy động vốn bổ sung lần này là 333 triệu Chứng chỉ quỹ, tương đương 5 tỷ Đài tệ. Số này tương đương 160 triệu USD hay khoảng 4 nghìn tỷ VND.

Quỹ này chuyên đầu tư vào VN30 và sẽ giải ngân vào các cổ phiếu large cap trên sàn HoSE sau khi huy động vốn thành công. Danh mục hiện tại (tính đến 31/10/2022) của họ như sau:

Tuy nhiên theo Quy định tại Đài Loan thì đợt gọi vốn cần được Ngân hàng Trung Ương ở Đài Loan thông qua, thông thường mất 1 tuần. Sau khi được thông qua, Fubon sẽ tiến hành gọi vốn (initial offering) và rót vào thị trường Việt Nam ngay khi gọi vốn thành công.

FIDT kỳ vọng Quỹ sẽ hoàn thành huy động vào cuối tuần sau và bắt đầu rót vốn vào VN30 ngày sau đó. Đây sẽ là một nguồn vốn ngoại quan trọng hỗ trợ thị trường đầu tháng 12.

Trong thời gian qua, dòng tiền từ khối ngoại luôn được xem là một trong những điểm sáng tích cực trên thị trường. Đặc biệt, góp phần lớn vào xung lực tăng giá của VN-Index là lực cầu mạnh mẽ của khối ngoại khi mua ròng liên tiếp nhiều phiên và ở phiên cuối cùng của tháng 11, khối này đã tiếp tục mua ròng gần 1.700 tỷ đồng. Khối ngoại cũng đồng thời duy trì mua ròng phiên chốt tháng tại 2 sàn còn lại, cụ thể giao dịch mua ròng với giá trị hơn 48,9 tỷ đồng, tương đương hơn 1,8 triệu đơn vị cổ phiếu trên HNX và giao dịch mua ròng với quy mô gần 9,5 tỷ đồng, tương đương 485.219 đơn vị cổ phiếu trên UPCoM. 

Riêng với quỹ Fubon có mặt trên thị trường Việt Nam từ những tháng đầu năm 2021, thông qua chỉ số ETF để đầu tư vào Việt Nam, ước tính riêng trong năm nay họ đã giải ngân khoảng 10.000 tỷ đồng, trong đó trong tháng vừa qua là khoảng 2.500 tỷ đồng mặc dù giá trị chứng chỉ quỹ của quỹ này tính đến ngày 29/11 giảm khoảng 36, 37% so với đầu năm.

>>> Vốn ngoại dần quay lại trên thị trường chứng khoán

Với dòng tiền mới và kỳ vọng Fubon sẽ sớm chính thức giải ngân theo kế hoạch, quỹ này sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm quỹ ETF tại Việt Nam, vốn là những sản phẩm đầu tư đang phát triển rất mạnh, nhất là tại các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan. Đây cũng có thể xem là một trong những động lực của TTCK trong tháng cuối cùng của năm 2022.

Tuy vậy, ngoài dòng tiền, những tín hiệu vĩ mô tích cực là nền tảng cơ bản có ý nghĩa lớn nhất đối với thị trường đặc biệt trong giai đoạn có sự bất ổn vừa qua. 

Ngoài ra, FIDT ghi nhận thị trường còn có những "tin vui" rất đáng chú ý như: 

Về phía chính sách, Chính phủ và các cơ quan liên quan đã quan tâm và bước đầu tìm giải pháp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ. Điều này đặc biệt được thể hiện trong quan điểm và cuộc họp gần nhất của Bộ Tài Chính với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu và CTCK.

Bên cạnh đó, theo các quan sát của FIDT gần đây ở thị trường thứ cấp giao dịch trái phiếu doanh nghiệp thì các mức lợi suất (yield) đã giảm đáng kể và theo thông tin thu thập từ nhiều nguồn tin cập thì ban đầu thị trường đã ổn định trở lại (sau đợt bán tháo tuần trước đó).

Việc một tổ chức phát hành lớn như Masan Group (MSN) thực hiện phát hành riêng lẻ với mục đích là quay vòng nợ (rolling), đồng thời huy động vốn ngoại giá rẻ được 600 triệu USD, đáng chú ý kèm với đó là thông báo mua lại một số món trái phiếu đến hạn 2023, cho thấy thị trường sẽ không tắc nghẽn mà vẫn có "đất" cho các doanh nghiệp chứng tỏ được năng lực tài chính.

Masan

Masan cho thấy cơ hội của các doanh nghiệp có năng lực tài chính trên thị trường trái phiếu riêng lẻ. (Minh họa: Thông báo chào mua trái phiếu của MSN)

Cùng với đó, những tín hiệu tích cực bước đầu từ 2 cổ phiếu dẫn đầu ngành bất động sản cho thấy các vấn đề liên quan đến thanh khoản đã và đang được giải quyết. Novaland (NVL) như thông báo mới nhất, và cụ thể trên các diễn tiến giao dịch thoát tình trạng "múa bên trăng" (trắng bên mua), đã tránh rủi ro và sẽ tái cấu trúc toàn diện. Trong khi đó, Phát Đạt (PDR) cũng đã tìm được đối tác chuyển nhượng các dự án bất động sản và giải quyết được câu chuyện thanh khoản. FIDT cho rằng 2 tập đoàn này sẽ sớm giải quyết được thanh khoản nhờ vào các thương vụ kể trên.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TTCK tháng 12: Kỳ vọng Quỹ Fubon chính thức giải ngân tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714145637 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714145637 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10