Quảng Bình: Hành động thiết thực cải thiện môi trường đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2019, Quảng Bình đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với những chương trình, hành động rất cụ thể.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
 
 Một góc thành phố Đồng Hới bên dòng Nhật Lệ

Một góc thành phố Đồng Hới bên dòng Nhật Lệ

Năm 2019, Quảng Bình đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với những chương trình, hành động rất cụ thể. Việc cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã triển khai quyết liệt ở các cấp, ngành và địa phương, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư và doanh nghiệp. Các địa phương, ban, ngành đều thực hiện nghiêm giải quyết các TTHC theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”.

Cải thiện Chỉ số PCI

Tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Hành chính công theo hướng hiện đại, đồng bộ; tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu điện; thực hiện các giao dịch hành chính công trực tuyến ở mức độ 3 và 4…UBND tỉnh Quảng Bình còn chủ động rà soát, sửa đổi các quy định, chính sách về doanh nghiệp, đầu tư đảm bảo đồng bộ, phù hợp quy định chung và sát thực tế địa phương. Đồng thời đã ban hành suất đầu tư tối thiểu làm cơ sở để kêu gọi nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào địa phương nhằm tạo động lực lan tỏa cho phát triển.

Mười tháng đầu năm 2020, tỉnh Quảng Bình đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 544 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 8.442 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 10/2020, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 6.855 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 80.669 tỷ đồng.

Với quan điểm “Luôn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp trong quá trình phát triển”, tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Với những nỗ lực của các cấp các ngành trong tỉnh đã được các doanh nghiệp, nhà đầu tư ghi nhận, thể hiện trong Bảng xếp hạng PCI năm 2019 có nhiều chỉ số thành phần cải thiện so với năm 2018: Có 6/10 chỉ số tăng điểm, tăng hạng, trong đó, chỉ số Chi phí không chính thức tăng 31 bậc; Tính năng động của lãnh đạo tăng 21 bậc; đưa điểm tổng hợp PCI đạt 63,71 điểm, tăng 2,65 điểm, điểm số cao nhất từ trước đến nay và tăng 2 bậc (52/63) so với năm 2018 (54/63).

Tích cực cải thiện điều kiện tiếp cận đất đai

Để hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận đất đai, thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung rà soát khắc phục những hạn chế, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận đất đai ngày càng thuận lợi hơn như phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã ưu tiên tăng tỷ lệ quỹ đất sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ nhiều hơn so với hiện trạng và phương án quy hoạch trước đây đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 34/NQ-CP (đất khu công nghiệp tăng 2.604,27 ha, đất thương mại dịch vụ tăng 3.672,41 ha, đất phát triển hạ tầng tăng 6.287,09 ha).

Đồng thời hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định suất đầu tư tối thiểu cho từng vùng, từng loại hình dự án, qua đó nhà đầu tư rất thuận lợi trong việc xác định mục tiêu, năng lực đầu tư và quy trình thực hiện đối với các dự án; rút ngắn thời gian giải quyết TTHC về đất đai so với quy định.

Về chủ trương đầu tư ban đầu, tỉnh Quảng Bình giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế là cơ quan đầu mối phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị trong việc cung cấp quy hoạch, thông tin đất đai, chính sách pháp luật về đất đai, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đăng ký đầu tư vào Quảng Bình.

Đối với công tác bồi thường GPMB, tỉnh Quảng Bình đã ban hành chính sách hỗ trợ ở mức tối đa cho phép, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và người dân. Ngoài ra tỉnh quy định thêm nhiều chính sách hỗ trợ khác phù hợp với địa phương. Chính sách này cũng được vận dụng linh hoạt, làm cơ sở cho việc thỏa thuận bồi thường đối với các dự án đầu tư không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, qua đó người dân ít khiếu kiện, đồng thuận cao trong công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ. Về thủ tục thu hồi đất, định giá đất, tổ chức giải phóng mặt bằng, để thuận lợi, rút ngắn thời gian, UBND tỉnh đã ủy quyền kịp thời cho UBND cấp huyện, thị, thành phố thực hiện, đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm từng sở, ngành, địa phương. Các dự án sử dụng nhiều quỹ đất được thực hiện cho thuê đất theo tiến độ giải phóng mặt bằng.

Nhờ vậy mà trong 10 tháng đầu năm 2020 tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt chủ trương đầu tư 79 dự án đầu tư từ ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư 16.300 tỷ đồng. Các dự án FDI tiếp tục được đầu tư và triển khai hoạt động theo tiến độ như dự án trang trại Sound of Organic của các nhà đầu tư: Công ty cổ phần NISSHO (Nhật Bản) và ông Lê Văn Tiến (xã Hồng Thủy, Lệ Thủy) theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC),…
Với quyết tâm cải cách cùng những chính sách hỗ trợ hợp lý cho nhà đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, hy vọng trong thời gian tới Quảng Bình sẽ tiếp tục là điểm đến cho các nhà đầu tư.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình: Hành động thiết thực cải thiện môi trường đầu tư tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714048503 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714048503 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10