Quảng Nam đầu tư 1.800 tỷ đồng phát triển sâm Ngọc Linh

NGUYỄN HOÀNG thực hiện 15/07/2023 01:53

Để phát triển chương trình sâm Việt Nam, tỉnh Quảng Nam đầu tư 1.800 tỷ đồng để phát triển vùng trồng sâm tại huyện Nam Trà My là vùng sâm gốc bảo tồn và phát triển.

>>“Tăng lực” cho sâm Ngọc Linh

Trao đổi với Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND Quảng Nam Hồ Quảng Bửu cho hay địa phương đã đặt mục tiêubảo tồn và phát triển nguồn sâm giống và sâm thương phẩm để tiến tới đầu tư chế biến sâu loại dược liệu qúy hiếm này.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

- Thưa ông, với chiến lược sâm Việt Nam Thủ tướng vừa thông qua, Quảng Nam làm gì để phát triển cây sâm đặc hữu Ngọc Linh mà Quảng Nam đang sở hữu?

Trong chương trình phát triển sâm Ngọc Linh, Quảng Nam đang có tham vọng biến vùng rừng núi Ngọc Linh trở thành thủ phủ của sâm Quốc gia. Nguồn kinh phí trong chương trình phát triển cây sâm Ngọc Linh đang được tính toán đầu tư 1.800 tỷ đồng. Phấn đầu đến năm 2030 đưa diện tích trồng sâm Ngọc Linh đạt khoảng 8.400ha.

Kế hoạch và định hướng mà Quảng Nam hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, sớm ổn định và phát triển kinh tế trong nhân dân theo hướng hàng hóa tập trung có quy mô, quy hoạch và phát triển thành vùng cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến sâu thành các sản phẩm ngành dược liệu như thuốc chữa bệnh, sản phẩm chăm sóc sức khỏe...

- Vậy kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Quảng Nam tập trung những vấn đề cốt yếu nào để phát triển sâm Ngọc Linh thưa ông?

Tại nhiều cuộc làm việc và thị sát, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường đã nhấn mạnh cần sớm đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành cây hàng hóa chủ lực để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Trà My. Đồng thời bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, tiến tới bảo vệ cả một khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.

Tỉnh Quảng Nam đầu tư 1.800 tỷ đồng để phát triển vùng trồng sâm tại huyện Nam Trà My, là vùng sâm gốc bảo tồn và phát triển nguồn sâm giống và sâm thương phẩm để tiến tới đầu tư chế biến sâu loại dược liệu quí hiếm này…

Tỉnh Quảng Nam đầu tư 1.800 tỷ đồng để phát triển vùng trồng sâm tại huyện Nam Trà My, là vùng sâm gốc bảo tồn và phát triển nguồn sâm giống và sâm thương phẩm để tiến tới đầu tư chế biến sâu loại dược liệu quí hiếm này.

Vì vậy, trong chiến lược mà Quảng Nam đặt ra là trong thời gian 7 năm từ nay đến năm 2030 tập trung bảo tồn nguồn gen sâm Ngọc Linh ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng. Phấn đấu diện tích trồng sâm Ngọc Linh đạt khoảng 8.400ha vào năm 2030 và 100% diện tích trồng sâm Ngọc Linh được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.

Vừa bảo tồn phát triển vùng sâm Ngọc Linh và sản xuất với sản lượng khai thác sâm Ngọc Linh từ năm 2030 đạt khoảng 75 tấn/năm (diện tích khai thác khoảng 250ha/năm), đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP, WHO (thực hành tốt nuôi trồng và chế biến).

Vừa đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, Quảng Nam nghiên cứu đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế và chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi, trong đó có khoảng 50% cơ sở sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP, WHO. Xây dựng trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao tại Nam Trà My.

Đến năm 2045, phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho địa phương, phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh xuất khẩu sâm lớn ra thế giới.

- Vậy theo ông, ngay từ bây giờ Quảng Nam đã và đang làm những gì để phát triển sâm Ngọc Linh như kế hoạch đặt ra?

Ngay từ bây giờ kế hoạch đề ra nhiều nội dung thực hiện như tập trung nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống sâm Ngọc Linh; hình thành Trung tâm sản xuất giống sâm Ngọc Linh quốc gia tại Nam Trà My và ưu tiên phát triển giống tại Trại sâm giống Tắk Ngo, trại sâm gốc của tỉnh đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa với khả năng cung ứng cây giống cho phát triển vùng nguyên liệu bình quân 250ha/năm.

Đồng thời đầu tư và thúc đẩy chế biến, kinh doanh các sản phẩm sâm Ngọc Linh bền vững theo chuỗi giá trị; thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sâm Ngọc Linh, đảm bảo các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kịp thời đưa hệ thống máy móc kiểm định sâm Ngọc Linh vào hoạt động trên địa bàn Nam Trà My.

Đến năm 2030, tất cả sản phẩm được sản xuất ra đều được đăng ký thương hiệu. Tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng kết hợp giới thiệu văn hóa, truyền thống canh tác và sử dụng sâm Ngọc Linh tại các xã trồng sâm để hướng đến xây dựng điểm đến thu hút du khách du lịch đến vùng sâm thưởng ngoạn và du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe từ sản phẩm sâm Ngọc Linh đặc hữu của Việt Nam.

Trước mắt, Quảng Nam đầu tư, nâng cấp Trại nhân giống sâm Ngọc Linh tại Tắk Ngo (thôn 2, xã Trà Linh) để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất giống, đạt 500 nghìn cây/năm vào năm 2030. Đồng thời đầu tư, nâng cấp các tuyến đường giao thông để kết nối trung tâm huyện với các vùng nguyên liệu sâm.

Hy vọng với sự đầu tư mạnh và chiến lược phát triển dài hơi, cây sâm Ngọc Linh có cơ hội hồi phục và phát triển tránh nguy cơ bị tuyệt diệt do nạn khai thác bừa bãi trong tự nhiên hơn nửa thế kỷ qua mang lại giá trị kinh tế cao trong chiến lược phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc nói riêng và Quảng Nam nói chung.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào sâm Ngọc Linh

    Quảng Nam kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào sâm Ngọc Linh

    04:36, 24/06/2023

  • Phát triển sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh... xứng danh

    Phát triển sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh... xứng danh "quốc bảo"

    01:13, 12/11/2022

  • Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh bằng giá trị thật

    Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh bằng giá trị thật

    09:03, 08/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Nam đầu tư 1.800 tỷ đồng phát triển sâm Ngọc Linh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO