Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Ngành du lịch Quảng Nam xác định được tầm quan trọng cũng như xu hướng tất yếu của chuyển đổi số, từ đó “thúc” du lịch địa phương phát triển, thu hút du khách.

>>Hình thành con đường du lịch xanh miền Trung

Để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Chuyển đổi số là tất yếu

Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực, triển khai thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và giới thiệu, quảng bá cũng như thông tin, hướng dẫn cho du khách thăm quan, tìm hiểu các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, trong đó có triển khai xây dựng và khai trương vận hành Hệ thống phần mềm Du lịch thông minh.

Cụ thể, hệ thống phần mềm Du lịch thông minh tỉnh Quảng Nam bao gồm Cổng thông tin du lịch và ứng dụng trên thiết bị di động, hệ thống chatbox, hệ thống phân tích, đánh giá, phản hồi mạng xã hội về du lịch Quảng Nam, hình ảnh, video clip và các tính năng tương tác trực quan, tham quan thực tế ảo như 3D, AR, VR360,....

Ngoài ra, bản đồ số du lịch Quảng Nam được tích hợp vào ứng dụng QuangNam Tourism, giúp các du khách tìm kiếm thông tin hữu ích một cách chủ động trong suốt chuyến đi. Từ việc tra cứu các thông tin cơ bản, các sự kiện đang và sắp diễn ra, tự tạo tour tham quan, lịch trình chuyến bay, tàu, xe... tới việc kết nối du khách với các điểm đến, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cơ sở mua sắm... Ứng dụng còn hỗ trợ cảnh báo về tình trạng tắc nghẽn giao thông quanh khu vực du khách đang đứng, vùng cảnh báo an ninh trật tự, vùng cảnh báo dịch bệnh,...

a

Quảng Nam triển khai thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và giới thiệu, quảng bá cũng như thông tin, hướng dẫn cho du khách thăm quan, tìm hiểu các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

Để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển bền vững trong thời gian tới, ngành du lịch Quảng Nam tập trung đầu tư, tiếp tục xây dựng và phát triển một hệ sinh thái chuyển đổi số du lịch thống nhất giúp kết nối, liên thông hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp. Đồng thời, tập trung hệ tài nguyên số, dữ liệu số dùng chung toàn tỉnh, cung cấp dữ liệu mở phục vụ cơ quan quản lý hoạch định chính sách, gia tăng trải nghiệm du lịch thông minh, mang đến cho du khách nhiều tiện lợi, từ việc tìm thông tin, lên ý tưởng tới việc đặt, giao dịch và thanh toán điện tử.

Thông tin từ ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam thì địa phương thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực đến nghiên cứu, khảo sát đầu tư các dự án phát triển du lịch trên địa bàn. Cùng với đó, ông Hồng cho hay ngành du lịch đang đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động ngành du lịch trong thời gian tới gắn với ứng dụng công nghệ thông tin.

“Chuyển đổi số vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp đột phá để tạo thuận lợi quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách du lịch và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhận thức rõ về điều này, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, doanh nghiệp chuyển đổi số hiện nay còn gặp phải những khó khăn, thách thức về nguồn lực hạn chế gây cản trở quá trình chuyển đổi số, sản phẩm còn độc lập và phân tán, quy mô chưa đủ lớn dẫn đến sức ảnh hưởng chưa cao”, Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam nói.

Theo tìm hiểu, việc ứng dụng công nghệ tại các doanh nghiệp du lịch tại Quảng Nam còn diễn ra khá chậm chạp, chưa chuyển biến lớn. Cụ thể, các chủ doanh nghiệp chưa nhìn thấy hiệu quả rõ ràng khi đầu tư chuyển đổi quy trình, dịch vụ, áp dụng kỹ thuật số vào các khâu dịch vụ và vận hành doanh nghiệp. Cùng với đó là còn nhiều rào cản hạn chế từ nhận thức cho đến thực tiễn triển khai chuyển đổi số tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần chủ động

Theo khảo sát của Cục Thương Mại Điện Tử và Kinh tế Số (Bộ Công Thương) thì có đến 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa hiểu biết về chuyển đổi số. Những khó khăn đang hạn chế doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số xuất phát từ chi phí đầu tư ban đầu, ứng dụng công nghệ số, cơ sở hạ tầng, nhân sự kỹ thuật, thói quen tập quán kinh doanh, hạn chế từ người lao động,…

Ông Phan Xuân Thanh – Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam nhìn nhận ngành du lịch địa phương cần rà soát và điều chỉnh các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, đảm bảo đo lường được, đánh giá được kết quả thực hiện. Đồng thời, địa phương cũng nên xây dựng cơ sở hạ tầng số ổn định, khắc phục tình trạng nghẽn vào lúc cao điểm.

“Địa phương cần nhanh chóng thí điểm nền tảng 5G, 6G của thế giới để đi trước đón đầu công nghệ mới và có chiến lược đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao. Cần xây dựng các chính sách tài chính, huy động vốn đầu tư ưu đãi, thậm chí 0% cho những năm đầu tiên, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực chuyển đổi số trong du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp thụ hưởng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, mạnh dạn chuyển đổi, đầu tư công nghệ, xây dựng các mô hình kinh doanh mới, tạo ra giá trị gia tang”, ông Phan Xuân Thanh kiến nghị.

Khách quốc tế trải nghiệm du lịch thông minh tại Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Khách quốc tế trải nghiệm du lịch thông minh tại Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Ông Hoàng Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty cho rằng để phát triển thành công hệ thống du lịch thông minh thì cần có sự phối hợp, tư vấn của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn và các chuyên gia công nghệ để xây dựng một kế hoạch tổng thể phù hợp với đặc thù, thế mạnh. Vị  này đề xuất 4 nhóm cần chú trọng là xây dựng định hướng, chính sách, mô hình phù hợp khả thi - xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số - xây dựng các ứng dụng công nghệ, hạ tầng thiết bị và đội ngũ nhân lực – xây dựng nguồn lực tài chính.

“Việc lựa chọn phương pháp và cách tiếp cận ứng dụng kỹ thuật công nghệ như thế nào để vừa kế thừa, học hỏi kinh nghiệm đi trước của các tỉnh/thành phố, các nước trên thế giới, nhưng vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, con người của tỉnh Quảng Nam rất cần sự nghiên cứu, phối hợp của các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn và các chuyên gia công nghệ để tìm được phương án tối ưu, khả thi nhất”, ông Việt nhìn nhận.

Khách quốc tế đến Quảng Nam tăng trưởng trở lại

Tại báo cáo kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm của tỉnh Quảng Nam, hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, tiếp tục sôi động. Nhu cầu mua sắm của người dân tăng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm kéo theo tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng.

Hoạt động thương mại, vận tải, du lịch đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, các ngành, địa phương, doanh nghiệp đã tích cực, chủ động tổ chức và liên kết nhiều sự kiện, chương trình để đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch, lượng khách tham quan và lưu trú trong 9 tháng tăng cao so với cùng kỳ, đặc biệt là thị trường khách quốc tế tăng mạnh và dần phục hồi.

Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 650 tỷ đồng và thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 1.457 tỷ đồng. So với cùng thời điểm năm 2022, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 9 tháng đạt hơn 6,4 triệu lượt khách, tăng 1,56 lần (khách quốc tế ước đạt hơn 3 triệu lượt khách, tăng 8 lần, khách nội địa ước đạt gần 3,4 triệu lượt khách, giảm 1,1 lần). Doanh thu du lịch đạt 6.590 tỷ đồng và thu nhập xã hội từ du lịch đạt 15.487 tỷ đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714572414 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714572414 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10