“Vực dậy” du lịch miền núi Quảng Nam

TUẤN VỸ 20/08/2023 02:00

Với nhiều khó khăn, cách trở, các địa phương vùng cao tại Quảng Nam vẫn còn gặp nhiều “nút thắt” trong việc phát triển du lịch mặc dù tiềm năng là rất lớn.

>>Hình thành con đường du lịch xanh miền Trung

Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi với nhiều làng cộng đồng, danh lam thắng cảnh, văn hóa, di sản,... để tạo nên thế mạnh cho du lịch địa phương.

Cần tháo “nút thắt”

Xét về các tiềm năng du lịch, các địa phương miền núi Quảng Nam sở hữu nhiều tài nguyên văn hóa và tự nhiên để phát triển du lịch. Tại các địa phương này đang  lưu giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá của người đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu, Cor, Xơ đăng, Giẻ - Triêng với các lễ hội đặc trưng, lối sống sinh hoạt hằng ngày, nhiều món ăn đặc sản, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng...

Với du lịch, đây được xem là các yếu tố then chốt để xây dựng những sản phẩm du lịch riêng biệt, hấp dẫn du khách với các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, sinh thái, lịch sử, du lịch phượt,... Và hơn hết, các sản phẩm này cũng sẽ góp phần vào định hướng phát triển du lịch xanh mà Quảng Nam đang thực hiện suốt nhiều năm qua.

Ngày hội

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam khai mạc tối 17/8 vừa qua thu hút hàng chục nghìn người dân và du khách chứng tỏ sức hút của du lịch tại đây là rất lớn.

Tuy nhiên, vẫn còn “nút thắt” khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn trong công cuộc phát triển du lịch. Cụ thể, các “nút thắt” xuất hiện ở hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, nâng cấp, vị trí địa lý cách xa với vùng lõi du lịch, sản phẩm còn thưa, kỹ năng phục vụ du lịch chưa được bài bản,...

Nói cụ thể, ông Văn Bá Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho rằng các khó khăn trên đã hình thành “rào cản” không nhỏ để phát triển tour tuyến du lịch tại các địa phương. Ngoài ra, còn có các sự trùng lặp sản phẩm giữa các địa phương làm cho việc kết nối, tạo sản phẩm thực sự độc đáo để du khách hào hứng với những chuyến khám phá đại ngàn vẫn chưa được như mong đợi.

“Một câu chuyện khác là lao động còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, nhiều địa phương làm du lịch tự phát, chưa được quy hoạch, đầu tư bài bản, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan... Du lịch miền núi Quảng Nam vẫn chưa được đầu tư tương xứng, hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại chưa đáng kể, người dân bản địa vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ sự phát triển của du lịch so với những gì đang có”, ông Văn Bá Sơn nhận định.

Nhận định trên cũng đồng nhất với các lãnh đạo địa phương đang tích cực đẩy mạnh du lịch. Cụ thể, các địa phương vẫn cần được hỗ trợ nhiều để ngành du lịch thực sự phát triển, mang lại sinh kế bền vững cho người dân.

Văn hóa bản địa là tiềm năng, ưu thế để các địa phương tận dụng và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo.

Văn hóa bản địa là tiềm năng, ưu thế để các địa phương tận dụng và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo.

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho rằng địa phương có thể mạnh về sâm Ngọc Linh, cây dược liệu, rừng nên có thể tiếp cận được nguồn khách du lịch thích trải nghiệm, du lịch chữa bệnh,... Tuy nhiên, khó khăn đang hiện hữu đó là để khách du lịch tiếp cận được các khu vực này chính là hạ tầng giao thông, hạ tầng điểm đến...

Đây là các khu vực cách xa với trung tâm du lịch, làm cách nào để du khách chú ý, lựa chọn và kéo dài thời gian lưu trú hơn vẫn là câu hỏi chưa có lời giải của địa phương. Huyện đã có chủ trương phát triển kinh tế dược liệu gắn với phát triển du lịch, hiện địa phương đang trong quá trình mời gọi doanh nghiệp đến đầu tư phát triển du lịch. Tuy nhiên những năm qua công tác mời gọi gặp nhiều khó khăn vì hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, viễn thông đang là rào cản, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và người dân”, ông Dũng cho hay.

Kỳ vọng bùng nổ du lịch

Theo các báo cáo, việc đầu tư vào khu vực miền núi của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực du lịch vẫn còn khiêm tốn khiến ngành du lịch rất khó bá vào để lấy  “điểm tự” phát triển. Trong giai đoạn hiện tại, nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư hạ tầng tại các điểm du lịch ở các địa phương miền núi theo các quy định hiện hành còn thấp hoặc chưa được phân bổ hợp lý.

Đặc biệt, kiến thức và nhận thức của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương miền núi về phát triển các loại hình hoạt động phục vụ cho du lịch còn hạn chế, nhất là các hoạt động văn hóa đặc sắc vùng miền, làng nghề,... Vì vậy, đến nay các doanh nghiệp, địa phương vẫn còn hoạt động theo kiểu tự túc, chưa tìm được phương án liên kết cụ thể.

Các cây

Với các sản phẩm từ dược liệu, các doanh nghiệp đang quan tâm hình thành các tour trải nghiệm, chữa lành cho khách du lịch. 

Để “vực dậy” du lịch tại khu vực miền núi, cần có thêm các phương án tháo gỡ, khắc phục những khó khăn cụ thể. Trong đó, hoạt động du lịch cần được triển khai đồng bộ, có tổ chức bài, hạn chế phát triển manh mún, nhỏ lẻ,... Đặc biệt, các địa phương tại đây cần “bắt tay” để hình thành chuỗi sản phẩm liên hoàn, mang lại giá trị cho cộng đồng địa phương và tạo thêm thuận lợi cho doanh nghiệp đến phát triển.

Với các địa phương, cần phục dựng và bảo tồng làng nghề truyền thống, khu bảo tồn thiên nhiên, lòng hồ thủy điện và rừng phòng hộ để phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái, thể thao mạo hiểm, khám phá, nghỉ dưỡng,... Các ngành liên quan cần hỗ trợ, cung cấp các kiến thức về du lịch, du lịch cộng đồng để người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch, từng bước tạo lập kỹ năng hỗ trợ du khách trong quá trình trải nghiệm hoạt động tại điểm đến.

Thiên nhiên hùng vĩ tạo lực hút với khách du lịch mê khám phá, trải nghiệm.

Thiên nhiên hùng vĩ tạo lực hút cho các địa phương với khách du lịch mê khám phá, trải nghiệm. 

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Quốc Việt, Giám đốc Santa Sea Villa Hội An đề xuất các địa phương cần chú trọng đầu tư hoặc khuyến khích doanh nghiệp, chủ thể đầu tư các cơ sở lưu trú tươm tất hơn, đào tạo người dân trong việc cung cấp thông tin du lịch, đón tiếp khách, hướng dẫn khách để đảm bảo tối thiểu về an toàn, về sinh, quảng bá du lịch,... Ngoài ra, các địa phương cũng cần đánh giá tệp khách hàng để phục vụ như khách phượt mê trải nghiệm, lượng khách này sẽ chọn sản phẩm mà họ quan tâm trải nghiệm mà sẽ chấp nhận hạ tầng còn thiếu để đến địa phương, sau đó địa phương, doanh nghiệp sẽ dùng kinh phí này để tái đầu tư.

“Đồng thời, cần phát triển lại điểm đến của mình theo hướng bền vững từ nguồn thu du lịch. Các điểm đến cần phải cải thiện cả về môi trường, giá trị bản địa, văn hóa và chất lượng điểm đến để sau này đón những đoàn khách lớn hơn, cao cấp hơn, không chỉ là khách phượt, qua đó “kích cầu” các điểm đến xa xôi hơn”, ông Việt nói.

Có thể bạn quan tâm

  • “Kéo” khách du lịch đến Quảng Nam bằng cách nào?

    “Kéo” khách du lịch đến Quảng Nam bằng cách nào?

    02:30, 15/08/2023

  • Quảng Nam tăng cường liên kết phát triển du lịch biển đảo

    Quảng Nam tăng cường liên kết phát triển du lịch biển đảo

    02:12, 07/08/2023

  • Phát huy tiềm năng du lịch biển Quảng Nam

    Phát huy tiềm năng du lịch biển Quảng Nam

    02:00, 01/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Vực dậy” du lịch miền núi Quảng Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO