Quảng Nam định hướng phát triển "khu công nghiệp xanh"

TUẤN VỸ 10/03/2022 10:29

Trong định hướng thu hút đầu tư các khu công nghiệp, tỉnh Quảng Nam sẽ ưu tiên lựa chọn các dự án đầu tư "công nghiệp xanh", bền vững, bảo vệ môi trường.

>>Miền Trung phát huy tiềm năng thu hút FDI

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 13 khu công nghiệp (KCN) đang triển khai hoạt động, trong đó gồm 10 KCN thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai (tổng diện tích là 2.711,89 ha) và 03 KCN nằm ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai (tổng diện tích là  716,76ha).

Chú trọng thu hút đầu tư

Thông tin từ Ban quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, tổng vốn đăng ký đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN là 8.157,149 tỷ đồng, tổng vốn thực hiện khoảng là 3.600 tỷ đồng (đạt 44% tổng vốn đăng ký đầu tư). Trong đó, 10 KCN vừa đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng vừa thu hút các dự án đầu tư thứ cấp, 2 KCN đang thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và 1 KCN được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 3/2021, đang thực hiện các thủ tục tiếp theo là KCN Tam Anh - An An Hòa.

Theo quy hoạch, 13 KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có tổng cộng 2.087,54ha đất công nghiệp, đến nay đã cho thuê 930,45ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 42%. Hiện nay còn khoảng 334,78 ha đất công nghiệp đã giải phóng mặt bằng, hạ tầng đầy đủ có thể cho thuê.

Đến nay, có 223 dự án đầu tư thứ cấp đã được cấp GCNĐKĐT/chấp thuận đầu tư tại các KCN, tổng vốn đăng ký đầu tư 75.545,9 tỷ đồng (tương đương 3,615 tỷ USD) với 150 dự án trong nước và 73 dự án nước ngoài.

a

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 13 khu công nghiệp đang triển khai hoạt động.

Ông Lê Vũ Thương - Trưởng Ban quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam cho hay thời gian qua, các KCN trong tỉnh đã được đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng, thu hút được nhiều dự án đầu tư thứ cấp, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh. Đặc biệt, trong thời gian khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở trong và ngoài nước, các KCN của tỉnh mặc dù có những ảnh hưởng nhất định nhưng vẫn duy trì tốt sản xuất kinh doanh như tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 800 triệu USD, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1,30 tỷ USD và giải quyết việc làm cho 55.000 lao động.

Tuy nhiên, qua tổng quan thực trạng các KCN có thể thấy, hoạt động các KCN của tỉnh vẫn còn một số hạn chế như đa phần các KCN chưa có định hướng ngành công nghiệp chủ đạo, mũi nhọn, vì vậy việc thu hút đầu tư chưa hợp lý và hiệu quả.Một số KCN có hạ tầng, cảnh quan đã xuống cấp, tốc độ đầu tư hạ tầng rất chậm, tỷ lệ thu hút dự án thứ cấp còn thấp, một số dự án thứ cấp không sử dụng đất có hiệu quả, một số dự án thì quy mô nhỏ, có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường do công nghệ, thiết bị lạc hậu, các dự án ngừng hoạt động, sử dụng đất kém hiệu quả.

Chưa có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn của các tập đoàn có thương hiệu trên thế giới...Bên cạnh đó, các hạ tầng xã hội đi kèm của KCN đặc biệt là các khu nhà ở công nhân, chuyên gia chưa được đầu tư”, ông Thương thông tin.

a

Hiện tại, hoạt động các KCN của tỉnh Quảng Nam vẫn còn một số hạn chế như đa phần các KCN chưa có định hướng ngành công nghiệp chủ đạo, mũi nhọn, vì vậy việc thu hút đầu tư chưa hợp lý và hiệu quả.

Bên cạnh những hạn chế, việc phát triển các KCN tại Quảng Nam vẫn còn nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đây là khó khăn lớn nhất của rất nhiều dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp vì thời gian thực hiện kéo dài, chính sách bồi thường thay đổi, hiện tượng xây dựng cơi nới, ổn định tái định cư chưa đảm bảo....làm cho tiến độ đầu tư hạ tầng không thể thực hiện như đăng ký, nguồn vốn đăng ký bị phát sinh, hiệu quả thu hút đầu tư chưa cao.

Một số chủ đầu tư kết cấu hạ tầng KCN vẫn chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định như chưa thực hiện đầu tư đúng tiến độ cam kết, một số KCN vẫn chưa đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, việc bảo vệ môi trường,... Ngoài ra, một một số chủ đầu tư hạn chế trong năng lực thu hút đầu tư nên tỷ lệ lấp đầy KCN chậm, chậm đầu tư kết cấu hạ tầng KCN. Song song với đó vẫn chưa có sự phối hợp quản lý nhà nước về đầu tư và kinh doanh giữa các ngành

Định hướng phát triển mới

Trước nhu cầu phát triển các KCN trên địa bàn, Ban quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam đề xuất tỉnh Quảng Nam cần rà soát, bổ sung quy hoạch một số KCN mới giai đoạn 2021 – 2030. Chuyển đổi mô hình hoạt động các KCN hiện tại theo hướng có ngành công nghiệp chủ đạo làm thế mạnh để định hướng thu hút đầu tư, tạo chuỗi giá trị theo ngành.

Định hướng xây dựng các KCN mới theo hướng phát triển mô hình KCN sinh thái, KCN hỗ trợ đạt mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài. Tập trung xây dựng, đầu tư các hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật như giao thông, các khu nhà ở công nhân, chuyên gia, các công trình thể thao, văn hóa, bệnh viện, trường học... để gắn kết, phục vụ nhu cầu phát triển của các KCN.

a

Thời gian tới, tỉnh Quảng Nam sẽ lê phương án thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp sinh thái, thân thiện với môi trường, đạt mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài.

Theo ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam việc phát triển công nghiệp là định hướng lớn trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Ông Bửu cho rằng các ngành công nghiệp đã mang lại những thành công nhất định cho tỉnh Quảng Nam về thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động…

“Trong định hướng của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp hiện nay đang được rất chú trọng. Theo quy hoạch đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, tỉnh sẽ phát triển thêm khoảng 20.000ha cụm công nghiệp và khu công nghiệp trên toàn tỉnh”, ông Hồ Quang Bửu cho biết.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc triển khai, phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Tuy nhiên, không phải vì những khó khăn đó mà các chủ đầu tư và địa phương không triển khai.

Tỉnh đang nỗ lực giải quyết từng bước từ Trung ương đến địa phương, tỉnh luôn xác định phát triển công nghiệp là xu thế, nên tỉnh sẽ phát triển công nghiệp có chiều sâu, lâu dài, bền vững cho sau này.Đối với các khu công nghiệp mới, tỉnh sẽ định hướng phát triển theo hướng sinh thái, bảo vệ môi trường. Những khu công nghiệp đã hiện hữu, tỉnh sẽ hướng các khu công nghiệp này theo hướng bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh và giảm bê tông. Đồng thời, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp không ảnh hưởng đến môi trường, công nghiệp cơ khí, dược liệu và công nghệ cao trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam: Doanh nghiệp xin chuyển khu nhà ở nhân viên thành khách sạn

    Quảng Nam: Doanh nghiệp xin chuyển khu nhà ở nhân viên thành khách sạn

    11:11, 28/02/2022

  • Quảng Nam: Dân tố dự án khu phố chợ Chiên Đàn gây ngập lụt khu dân cư

    Quảng Nam: Dân tố dự án khu phố chợ Chiên Đàn gây ngập lụt khu dân cư

    11:28, 26/02/2022

  • Quảng Nam: Dự án chở đất gây ô nhiễm, dân bức xúc chặn đường

    Quảng Nam: Dự án chở đất gây ô nhiễm, dân bức xúc chặn đường

    01:32, 25/02/2022

  • Quảng Nam siết chặt hoạt động kinh doanh bất động sản

    Quảng Nam siết chặt hoạt động kinh doanh bất động sản

    11:00, 24/02/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Nam định hướng phát triển "khu công nghiệp xanh"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO