Quảng Nam đối mặt với những thách thức để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng phải sẵn sàng ứng phó với khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, mở rộng sản xuất, xuất khẩu... mới đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng.

>>NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần sự chung tay của các bộ ngành để thúc đẩy phát triển

Năm 2022 khép lại, Quảng Nam đạt mức tăng trưởng 11,2%,  xếp vị thứ 11/63 tỉnh, thành phố cả nước, xếp thứ 4/14 tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, xếp thứ 2 sau Đà Nẵng trong 5 tỉnh, thành Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Quy mô GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 5 khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, xếp thứ 3/5 tỉnh, thành khu vực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (sau Đà Nẵng và Quảng Ngãi).

Phân tích từ số liệu thống kê cho thấy mức tăng trưởng công nghiệp và xây dựng 17%, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 24,5%. Mức tăng trưởng này phần lớn nhờ giảm thuế trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước. Đặc biệt xuất khẩu ổn định đã thúc đẩy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngành may mặc, da giày, cơ khí…tạo bước đột phá trong tăng trưởng bất chấp dịch bệnh và thiên tai.

a

Năm 2022, tỉnh Quảng Nam đạt mức tăng trưởng 11,2%,  xếp vị thứ 11/63 tỉnh, thành phố cả nước.

Điều dễ nhận thấy thu ngân sách 2022 Quảng Nam đạt 32.144 tỷ đồng, vượt xa dự toán thu ngân sách nhà nước được HĐND tỉnh thông qua dự toán là 23.700 tỷ đồng, tăng 35,6% dự toán và tăng 40,1% so năm 2021.

Sở Kế hoạch đầu tư Quảng Nam cho biết mặc dù khó khăn dịch bệnh và thiên tai. Nhưng doanh nghiệp gia nhập thị trường gia tăng 11% so cùng kỳ, kế cả vốn đăng ký đạt 9.998 tỷ đồng, tăng 13,5%. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới 8,7 tỷ đồng. Doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng 20,8% (552 doanh nghiệp).

Suy giảm nhiều nhất là giải ngân không thể đạt đến mức tối đa như dự định mà chỉ đạt 67,3% so kế hoạch vốn từ đầu năm, đạt 51,5% so kế hoạch vốn bổ sung và đạt 54% kế hoạch vốn đã phân bổ.

a

Nền kinh tế Quảng Nam đã vượt thoát đại dịch và thiên tai phục hồi nhanh, ổn định do chính sách hỗ trợ kịp thời của địa phương và Chính phủ. 

Mặc dù trải qua 2 năm dịch bệnh cùng thiên tai hoành hành, tuy nhiên với những con số tăng trưởng đã khẳng định nền kinh tế địa phương Quảng Nam phát triển ổn định và không chịu tác động bởi ngoại cảnh như thiên tai dịch bệnh kéo dài nhiều năm.

Giám đốc Sở Công thương Quảng Nam Đặng Bá Dự nhận định sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng cao, các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch… dù có ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 nhưng đã ổn định sau chiến dịch tiêm phòng thành công vacxin và mở cửa.

Còn ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở KH-ĐT cho rằng việc tăng trưởng 2022 trong lĩnh vực xây dựng gặp khó khăn về thời tiết, giá vật liệu, nhiên liệu tăng. Đặc biệt, nguồn thu thuế từ sử dụng đất không như kỳ vọng do nhiều yếu tố tác động.

"Điều đáng mừng là nền kinh tế Quảng Nam đã vượt thoát đại dịch và thiên tai phục hồi nhanh, ổn định do chính sách hỗ trợ kịp thời của địa phương và Chính phủ. Tuy nhiên, về trung hạn sẽ khó đạt được dự toán khi công tác giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, các công trình trọng điểm chưa triển khai nhanh như kỳ vọng", ông Thử nói.

Vượt qua khó khăn thiên tai và dịch bệnh, nền kinh tế địa phương Quảng Nam ổn định và là tỉnh bắt đầu gia nhập câu lạc bộ 30.000 tỷ đồng. Là một trong số ít các địa phương đóng góp ngân sách trung ương 18% là thành công của Quảng Nam sau hơn 2 thập kỷ chia tách.

a

Năm 2023 doanh nghiệp sẽ khó khăn khi ngân hàng siết chặt chi tiêu, hạn chế cho vay,...

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế và hoạch định chính sách tại nhiều hội thảo khoa học cho rằng nền kinh tế địa phương Quảng Nam vẫn chưa cân bằng và chủ động, chưa bền vững do phụ thuộc tăng trưởng vào vào một vài doanh nghiệp.

Làm thế nào để tăng trưởng bền vững là câu chuyện dài và cần nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố quyết định đó là tinh thần trách nhiệm của các cơ quan công quyền, địa phương hiện vẫn chưa theo kịp yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Nhiều điểm nghẽn về đầu tư sản xuất chưa kịp tháo gỡ do tình trạng đùn đẩy né tránh trách nhiệm tại địa phương đã khiến nhiều dự án dừng hoặc kéo dài gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư sản xuất kinh doanh.

Bước sang 2023, với hàng loạt chủ trương chính sách đã được Thủ tướng chỉ đạo mở cửa bầu trời, kết nối đường bộ với hành lang Kinh tế Đông Tây, mở rộng cảng biển, đầu tư hạ tầng khung chiến lược với nhiều cơ chế mở đã báo hiệu bức tranh kinh tế Quảng Nam đang mở ra một thời kỳ mới với quyết tâm của hệ thống chính trị sẽ được định hình và cân bằng không còn phụ thuộc vào một vài doanh nghiệp như các nhà kinh tế cảnh báo.

Ngay Giám đốc Sở Tài chính Đặng Phong cho rằng bức tranh kinh tế 2022 sáng lạn. Nhưng năm 2023 doanh nghiệp sẽ khó khăn khi ngân hàng siết chặt chi tiêu, hạn chế cho vay, doanh nghiệp tiếp cận vốn khó khăn, cần tìm giải pháp hỗ trợ, giải cứu doanh nghiệp thì mới có thể duy trì đà tăng trưởng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam đối mặt với những thách thức để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711721002 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711721002 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10