Tỉnh Quảng Nam sẽ chi trước 145 tỷ đồng để đắp kè chắn sóng tại Hội An ngăn chặn tình trạng biển xâm thực gây sạt lở tại địa phương này.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh vừa ký Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình Kè bảo vệ bờ và tái tại bãi biển Cửa Đại, Cẩm An (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam). Dự án có lý trình Km0+420 đến Km2+245 với tổng đầu tư lên đến 145 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương và ngân sách TP Hội An.
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm 3 hợp phần gồm gói thầu dịch vụ tư vấn, gói thầu dịch vụ phi tư vấn và gói thầu khác, gói thầu xây lắp được bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu từ Quý II/2021. Trong đó, gói thầu xây lắp công trình có giá gần 137 tỷ đồng với thời gian thực hiện trong 420 ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu chủ đầu tư là UBND TP. Hội An chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, các Sở, ngành có liên quan theo dõi, giám sát chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện.
Trong giai đoạn hiện tại, xuyên xuốt dọc bờ biển Hội An nhiều năm qua bị xâm thực, sạt lở nghiêm trọng. Mặc dù chính quyền địa phương cùng người dân địa phương đã cố gắng khắc phục, “cứu chữa” bằng mọi cách nhưng diễn biến ngày càng nghiêm trọng.
Đặc biệt, cuối năm 2020 thiên tai triền miên đã khiến cho toàn bộ khu vực bờ biển Hội An bị sạt lở, các công trình dịch vụ du lịch bị thiệt hại nghiêm trọng. Không thể kinh doanh còn phải tốn thêm các chi phía trùng tu, bảo vệ tài sản khiến các hộ kinh doanh tại đây chán nản.
Anh Nguyễn Việt – Chủ một nhà hàng địa phương nói rằng việc kè chắn cứu biển hiện nay là rất cấp thiết. Theo lời kể, từ khi bờ biển bắt đầu bị sạt lở, gia đình anh đã tốn hàng trăm triệu đồng cho việc duy tu nhà hàng. Người này cho biết, cứ đến mùa mưa gió gia đình phải mua bao tải về đựng cát để chắn sóng, đến khi thời tiết bất lợi chấm dứt lại phải sửa san lại nhà hàng nếu không tất cả vật dụng sẽ hư hại.
“Bao tải cát để làm bờ kè mềm chỉ có thể chắn sóng trong một thời gian ngắn bởi khổi lượng và kích thước không đủ lớn. Sau mỗi đợt triều cường hoặc bão lớn số lượng bao cát đều bị cuốn trôi nên mỗi khi nghe tin có bão là gia dình phải thay mới. Đặc biệt là khuông viên của nhà hàng cũng đã bị sạt lở theeo các cơn sóng, do đó số tiền đổ vào để sữa chữa là rất lớn những việc kinh doanh lại không mấy thuận lợi nên nhiều người đành bỏ ngỏ”, anh Việt lắc đầu chia sẻ.
Trước đó, tại một cuộc Hội thảo tìm cách “cứu” biển Hội An, ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND TP. Hội An thông tin về việc dọc bờ biển Hội An ngày trước có những rặng thông, phi lao để chắn gió chắn sóng. Tuy nhiên, hiện tại thành phố đã phân chia hết bờ biển cho các doanh nghiệp quản lý.
Theo ông Sơn, vì lý do hiện đã có hàng loạt các resort, khách sạn ở ven biển, nhiều tài sản ở đó rồi nên thành phố bắt buộc phải giữ lấy biển. Ngoài ra, ông Sơn còn cho rằng khi các doanh nghiệp này xong vấn đề thuê đất 50 năm thì thành phố sẽ tính đến việc không cấp đất nữa, để tạo lại những bãi, rừng.
“Nếu được quay trở lại có thể thành phố sẽ không cho xây dựng các dự án ven, nhưng giờ phóng lao đành phải theo lao. Nhưng còn mấy chục năm còn lại phải kinh doanh, phải sống, phải tạo sản phẩm cho du lịch Hội An nên chúng ta bắt buộc phải giữ, nếu không sau này con đường cũng không có mà đi”, ông Nguyễn Văn Sơn nói tại một Hội thảo tìm cách “cứu” biển Hội An trước đó.
Có thể bạn quan tâm
Biển Đà Nẵng tiếp tục sạt lở nghiêm trọng
05:01, 27/12/2020
Biển Đà Nẵng lại sạt lở
03:25, 26/12/2020
Bờ biển Đà Nẵng tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng
00:25, 26/12/2020
Biển Hội An hoang tàn (Bài 3): Loay hoay “chống đỡ”
05:00, 26/11/2020
Biển Hội An hoang tàn (Bài 2): Hệ lụy từ đâu?
05:00, 25/11/2020
Biển Hội An hoang tàn (Bài 1): Sống chung với nỗi lo sợ
05:00, 24/11/2020