Quảng Nam tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

TUẤN VỸ 18/06/2024 09:47

Để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và thu hút thêm các dự án đến địa phương, tỉnh Quảng Nam đã xác định việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là yếu tố chú trọng tiên quyết.

>>Quảng Nam lên kế hoạch cụ thể trong thu hút đầu tư

Trong năm 2024, UBND tỉnh Quảng Nam đã tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cùng với đó, địa phương này cũng triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, Ban chỉ đạo cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch công tác năm 2024, xác định nhiệm vụ công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng chủ đề công tác bám sát theo Nghị quyết 36- NQ/TU ngày 08/12/2023 của Tỉnh ủy.  Trong đó, UBND tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) một cách toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực nhằm phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chỉnh là nhiệm vụ ưu tiên hiện nay của tỉnh Quảng Nam.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chỉnh là nhiệm vụ ưu tiên hiện nay của tỉnh Quảng Nam.

Đặc biệt, tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024 , Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị chuyên đề liên quan đến công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Qua đó, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam đã yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải đồng hành, quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi. Bên cạnh đó, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực đất đai đối với các dự án bất động sản nhà, ban hành văn bản đôn đốc các đơn vị, địa phương đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; yêu cầu các sở, ngành và địa phương đề xuất về các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhóm doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trên địa bàn tỉnh;

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam: “Tình hình kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm trên địa bàn có tín hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số ngành nghề phục hồi chậm, các doanh nghiệp xuất khẩu với diễn biến thị trường nhiều biến động khó lường, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới sụt giảm cả về số lượng và vốn đăng ký. Do đó, mặc dù ngành Ngân hàng đã nỗ lực triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và UBND tỉnh, tuy nhiên tín dụng trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn chưa tăng trưởng mạnh”.

a

Quảng Nam quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi. 

Theo số liệu, ước đến tháng 6/2024, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 108.978 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm và tăng 3,7% so cùng kỳ. Dư nợ một số chương trình cho vay tín dụng ưu tiên ước đến 31/5/2024 gồm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (14.050 tỷ đồng), cho vay xuất khẩu (1.980 tỷ đồng), cho vay công nghiệp hỗ trợ (5.500 tỷ đồng), cho vay nông nghiệp, nông thôn (29.500 tỷ đồng), tín dụng chính sách (7.750 tỷ đồng).

Để nền kinh tế phục hồi, địa phương đã đẩy mạnh chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp. Tuy nhiên, do năng lực nội tại của các doanh nghiệp chưa phục hồi, khó khăn về thị trường đã tạo ra áp lực lớn trong việc duy trì sản xuất. Đến nay, dư nợ cho vay Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp đạt 8.869 tỷ đồng, giảm 1,18% so với đầu năm.

Tại báo cáo của tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 31/5, địa phương có 564 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, số vốn đăng ký đạt 4.000,962 tỷ đồng. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 267 doanh nghiệp, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 5 tháng trong năm 2024 là 831 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổng số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và giải thể là 979, tăng 19,24% so với cùng kỳ.

Tính từ đầu năm đến nay, về đầu tư trong nước, tỉnh Quảng Nam đã cấp mới 14 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 4,2 nghìn tỷ đồng, thu hồi 04 dự án. Đồng thời, cấp mới 07 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký 124,2 triệu USD, thu hồi 01 dự án. Lũy kế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 199 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 6,2 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.

Tại sự kiện công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã không nằm trong Top 30 địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất. Việc này đặt ra vấn đề với địa phương, trong đó chú trọng cải thiện các chỉ số thành phần, đặc biệt là giảm thời gian thủ tục hành chính cũng như hỗ trợ doanh nghiệp,...

Ông Trần Quốc Bảo - Ủy viên BCH VCCI, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho hay Hiệp hội đã kiến nghị địa phương tập trung cải thiện hai chỉ số thành phần bị giảm điểm là chỉ số tiếp cận đất đai và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phương án là tại mỗi huyện cử cán bộ chuyên trách của văn phòng huyện và phòng kinh tế lập nhóm tương tác cùng Hiệp hội triển khai các nội dung, tuyên truyền, tháo gỡ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đến từng địa phương.

Cùng với đó, có thêm 3-5 doanh nghiệp điển hình của địa phương thành lập tổ chuyên trách cùng kết nối với hội đồng DDCI của Hiệp hội doanh nghiệp. Hàng tháng sẽ có sinh hoạt kết nối để tổng hợp kịp thời báo cáo các kiến nghị của doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp các nhóm sở, ngành và báo cáo thông qua hội đồng DDCI của Hiệp hội doanh nghiệp tập hợp báo cáo UBND tỉnh. 

“Về chỉ số tiếp cận đất đai, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đã có rất nhiều văn bản, ghi nhận ý kiến, đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh liên quan đến chỉ số này. Các ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đã được UBND tỉnh cũng như các cấp chính quyền quan tâm, xem xét. Hiện tại vẫn còn nhiều khó khắn vướng mắc cần các địa phương, sở, ngành vào cuộc quyết liệt tháo gỡ”, ông Trần Quốc Bảo nói.

Được biết, Hiệp hội doanh nghiệp đã nhiều lần đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt nhằm giải quyết các vấn đề liên quan. Cùng với đó, Hiệp hội cũng tiếp tục làm việc hỗ trợ tương tác với các doanh nghiệp đầu tư liên quan đến lĩnh vực đất đai, đền bù, giải toả, giao đất, cấp sổ cho thuê đất,... để kịp thời thông tin đến các sở, ngành, các địa phương để báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Tài chính nói gì về các kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Nam?

    Bộ Tài chính nói gì về các kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Quảng Nam?

    11:00, 05/06/2024

  • Giải pháp nào cải thiện PCI Quảng Nam?

    Giải pháp nào cải thiện PCI Quảng Nam?

    02:13, 28/05/2024

  • Quảng Nam tập trung hỗ trợ doanh nghiệp

    Quảng Nam tập trung hỗ trợ doanh nghiệp

    16:01, 23/05/2024

  • Quảng Nam kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp dược liệu

    Quảng Nam kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp dược liệu

    12:16, 16/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Nam tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO