Quảng Ninh: Kỳ tích 8 năm liên tiếp tăng trưởng 2 con số

QUỲNH MAI 22/11/2023 10:20

GRDP của Quảng Ninh năm 2023 ước đạt 11,02%. Đây là năm thứ 8 liên tiếp (2016-2023) GRDP của tỉnh này tăng trưởng 2 con số. Quy mô nền kinh tế ước đạt trên 312.000 tỷ đồng.

Đây là thông tin được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đưa ra tại kỳ họp thứ 41 để thảo luận về tình hình, kết quả công tác năm 2023, kết quả thực hiện dự toán ngân sách năm 2023, phương án phân bổ dự toán, cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách địa phương và tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2023.

Ông Nguyễn Xuân Ký, bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định Quảng Ninh đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc

Thu hút FDI đạt kỷ lục

Tổng vốn thu hút đầu tư của Quảng Ninh năm 2023 ước đạt 5 tỷ USD, trong đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt con số kỷ lục nhất từ trước đến nay với trên 3,1 tỷ USD, bằng 311% chỉ tiêu Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh (ít nhất 1,0 tỷ USD), bằng 259,2% kế hoạch của UBND tỉnh (đạt 1,2 tỷ USD). Thu hút vốn đầu tư trong nước ngoài ngân sách ước đạt 1,9 tỷ USD, vượt 17,3% kế hoạch của UBND tỉnh. 

KCN Sông Khoai do Công ty CP Đô thị Amata (Tập đoàn Amata) làm chủ đầu tư thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp

KCN Sông Khoai do Công ty CP Đô thị Amata (Tập đoàn Amata) làm chủ đầu tư thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Quảng Ninh ước đạt trên 55.300 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa ước đạt 39.632 tỷ đồng, bằng 94% dự toán tỉnh giao, tăng 7% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 33% so với dự toán tỉnh giao.

Tổng chi ngân sách địa phương năm 2023 ước thực hiện đạt 29.543 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ; trong đó, chi thường xuyên ước đạt 13.824 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.

Đến thời điểm này, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023. Dự kiến đến hết năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt 91% so với số kế hoạch vốn năm 2023 sau điều chỉnh, đạt 96% so với kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao đầu năm và đạt 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm.

Cực tăng trưởng khu vực phía Bắc

Công tác quy hoạch, đất đai, tài nguyên và môi trường, chuyển đổi số được thúc đẩy tăng cường. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong Vùng đồng bằng sông Hồng hoàn thành phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành phê duyệt Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư đạt kết quả nổi bật. Quảng Ninh là địa phương duy nhất trong cả nước lần thứ hai giữ vị trí đứng đầu cả 4 chỉ số quan trọng: PCI, PAR-Index, PAPI, SIPAS, 10 năm liền (từ năm 2013-2022) nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước, trong đó, 6 năm liên tiếp (từ 2017-2022) giữ vị trí quán quân chỉ số PCI. Đây là sự đánh giá khách quan, niềm tin, sự ghi nhận của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đối với những nỗ lực cải cách, đổi mới, sáng tạo không ngừng nghỉ của chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định, trong sự kế thừa, đổi mới và phát triển, đến nay Quảng Ninh đã “vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc” với đà tăng trưởng 2 con số liên tục từ đầu nhiệm kỳ - ngay cả trong giai đoạn rất khó khăn dịch bệnh COVID-19 bùng phát, cùng với nhiều thành tựu to lớn, nhiều mặt nổi bật, mang tính tiên phong và đột phá.

Qua đó, góp phần đẩy mạnh đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, hướng vào chất lượng phát triển, tạo đột phá trong chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại chủ yếu bằng nguồn lực xã hội hóa dựa trên nguyên tắc “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xanh hóa, lấy du lịch, dịch vụ làm mũi nhọn gắn với phát triển kinh tế biển, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đổi mới toàn diện và hướng vào chất lượng phát triển thúc đẩy hình thành một cơ cấu xã hội tiến bộ theo hướng giảm nhanh người nghèo, gia tăng tầng lớp trung lưu, phát triển cân đối, hài hòa giữa nông thôn và đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, không ngừng mở rộng phạm vi bao phủ và nâng cao chất lượng bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, phát huy văn hóa, xã hội, môi trường là nguồn lực, động lực cho phát triển bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển lợi thế cảng biển ở Quảng Ninh

    Phát triển lợi thế cảng biển ở Quảng Ninh

    01:21, 22/11/2023

  • Amata Hạ Long hút vốn đầu tư FDI Nhật Bản vào Quảng Ninh

    Amata Hạ Long hút vốn đầu tư FDI Nhật Bản vào Quảng Ninh

    02:55, 21/11/2023

  • Thêm 80 triệu USD từ Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh

    Thêm 80 triệu USD từ Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh

    09:57, 17/11/2023

  • Quảng Ninh: Xử lý mạnh với những dự án “treo”

    Quảng Ninh: Xử lý mạnh với những dự án “treo”

    09:41, 17/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Ninh: Kỳ tích 8 năm liên tiếp tăng trưởng 2 con số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO