Quảng Ninh: Kỳ vọng trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của miền Bắc

Diendandoanhnghiep.vn Với lợi thế diện tích mặt biển trên 6.000km2 với nhiều vịnh, vụng kín gió chạy dọc từ TP Móng Cái đến TP Hạ Long. Thủy sản Quảng Ninh đang có thế mạnh lớn trong phát triển kinh tế biển.

>>> Quảng Ninh: Đề xuất tiếp tục miễn phí tuyến xe buýt đi sân bay Vân Đồn để kích cầu du lịch

>>> Quảng Ninh thu hút nhà đầu tư vào hạ tầng logistics

Mới đây, tỉnh Quảng Ninh phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai sản xuất tôm và nuôi biển năm 2022, bàn giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, liên kết chuỗi giá trị và thu hút đầu tư, phát triển địa phương thành trung tâm nuôi trồng thủy sản khu vực phía bắc.

Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành trên cả nước có biển với trên 2.000 đảo lớn nhỏ, dải bờ biển dài 250km, có 40.000ha bãi triều và trên 20.000ha eo, vịnh với nguồn tài nguyên thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Từng bước khắc phục

Năm 2021, giá trị tăng thêm kinh tế thủy sản theo giá cố định đạt hơn 3.700 tỷ đồng (chiếm 2,6% GRDP toàn tỉnh và 51% GRDP toàn ngành Nông nghiệp), tốc độ tăng trưởng 6-8%/năm, giá trị sản xuất theo giá cố định đạt gần 6.200 tỷ đồng (chiếm trên 45,3% giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp), tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động.

Theo Sở Nông nghiệp & PT Nông thôn: Thời gian qua, việc phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Một số địa phương còn nuôi trồng theo hình thức tự phát. Vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị chưa nhiều; sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, thị trường.

Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành trên cả nước có biển, với trên 2.000 đảo lớn nhỏ, dải bờ biển dài 250km, có 40.000ha bãi triều và trên 20.000ha eo, vịnh với nguồn tài nguyên thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Quảng Ninh với trên 2.000 đảo lớn nhỏ, dải bờ biển dài 250km, có 40.000ha bãi triều và trên 20.000ha eo, vịnh với nguồn tài nguyên thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Trong khi đó, đối tượng nuôi của ngư dân còn hạn chế, giá trị kinh tế không cao, quy trình kỹ thuật nuôi còn mang tính truyền thống, tự phát. Thêm vào đó, do dịch bệnh COVID-19 kéo dài, khiến cho ngành thủy sản cũng bị ảnh hưởng trong việc tiêu thụ các sản phẩm. Để từng bước khắc phục hạn chế, đưa ngành thuỷ sản trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển bền vững, thời gian gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung nguồn lực tái cơ cấu lại ngành thủy sản theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. Điển hình như thu hút, dành nguồn lực đầu tư, hình thành các cơ sở sản xuất giống tập trung, đáp ứng nhu cầu về giống.

Đặc biệt, tỉnh đã thu hút Tập đoàn Việt - Úc đầu tư khu sản xuất giống tôm và nuôi tôm thương phẩm công nghệ siêu thâm canh tại xã Tân Bình - Đầm Hà. Được biết, trong giai đoạn 2020-2021, trung bình 24 trại giống của Việt - Úc sản xuất gần 1 tỷ con giống/năm, trong đó 70% được cung cấp cho các cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Tập đoàn Việt - Úc đang nâng dần công suất sản xuất tôm giống đạt 8 tỷ con tôm giống/năm và hình thành vùng nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ. Việc sớm đưa mô hình này vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu cung cấp giống tôm nuôi cho người dân địa phương và vùng lân cận.

Hiện toàn tỉnh đã có 8/11 địa phương ven biển lập quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản mặn, lợ gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Uông Bí, Móng Cái, Đầm Hà, Tiên Yên, Hải Hà, Hạ Long với diện tích khoảng 11.700ha.

Các hộ nuôi tôm huyện Đầm Hà thăm quan tìm hiểu chất lượng tôm giống của tập đoàn Việt Úc

Các hộ nuôi tôm huyện Đầm Hà thăm quan tìm hiểu chất lượng tôm giống của tập đoàn Việt Úc

Quảng Ninh đã đặt mục tiêu chậm nhất hết năm 2022 sẽ hoàn thành sắp xếp các khu vực nuôi biển tập trung theo quy hoạch; thay thế vật nuôi nổi sử dụng trong nuôi biển thân thiện với môi trường theo quy chuẩn của tỉnh và di dời các cơ sở nuôi trồng thủy sản ra khỏi vùng lõi Vịnh Hạ Long. 

Được biết, để tạo vùng nuôi an toàn Quảng Ninh đang siết chặt công tác quản lý, cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển; loại dần những địa điểm, vùng nuôi không đúng quy hoạch; khuyến khích các cơ sở, người nuôi sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, phát triển công nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến phục vụ chế biến, xuất khẩu...

Song song với đó, các địa phương đang đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường biển với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng như: Chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường biển, thu gom, xử lý rác thải dọc các bờ biển, bãi tắm ven biển; quản lý chặt tài nguyên biển và hải đảo; xử lý nghiêm mọi hoạt động, hành vi thiếu trách nhiệm làm ô nhiễm môi trường biển, xâm phạm tới tài nguyên thiên nhiên.

Bảo vệ nguồn thủy sản

Theo ông Bùi Quang Sáng – GĐ Công ty CP XNK Quảng Ninh: Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, song nguồn lợi thủy sản của tỉnh cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng, suy giảm về đa dạng sinh học cũng như số loài trong môi trường tự nhiên. Nguyên nhân do tác động của nhiều yếu tố, trong đó, chủ yếu do biến đổi khí hậu và cả tác động của con người thông qua khai thác thủy sản bằng các phương pháp tận diệt.

Mô hình nuôi cá kết hợp với nuôi trồng rong biển tại huyện Vân Đồn (báo QN)

Mô hình nuôi cá kết hợp với nuôi trồng rong biển tại huyện Vân Đồn (báo QN)

Được biết, Quảng Ninh hiện có diện tích mặt biển trên 6.000km2 với nhiều vịnh, vụng kín gió chạy dọc từ TP Móng Cái đến TP Hạ Long, vùng biển Quảng Ninh đa dạng về địa hình, chất đáy và thành phần loài sinh vật có giá trị kinh tế cao.

Để phát huy những tiềm năng, lợi thế nổi trội, tạo tiền đề đưa ngành thủy sản Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế biển, tỉnh đã đặc biệt đến quan tâm công tác thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Chú trọng thả giống thủy sản có giá trị kinh tế cao (ảnh báo QN)

Chú trọng thả giống thủy sản có giá trị kinh tế cao (ảnh báo QN)

Trong 3 năm qua, toàn tỉnh đã phát hiện gần 5.800 vụ vi phạm về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử phạt trên 5.700 vụ vi phạm, thu phạt nộp ngân sách nhà nước trên 42 tỷ đồng.

Để khai thác lợi thế kinh tế thủy sản bền vững gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản tăng cường bảo vệ và chống khai thác bất hợp pháp nguồn lợi thủy sản và thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đối tượng khai thác thủy sản ven bờ. Trong đó, điểm nhấn là Chỉ thị 18-CT/TU (ngày 1/9/2017) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.

Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết: "Thành công lớn nhất trong công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản là ngoài lượng giống được thả về tự nhiên rất lớn, hoạt động này còn giúp thay đổi nhận thức của người dân. Minh chứng rõ nhất là lượng giống thủy sản các địa phương huy động được từ nguồn xã hội hóa năm sau luôn tăng cao hơn năm trước và rất đông người dân hưởng ứng tham gia thả cá tập trung khi được phát động. Đặc biệt là đã xuất hiện nhiều hành động, việc làm tích cực trong giải cứu, thả về tự nhiên các loài thủy sinh vật quý hiếm”.

Trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của Quảng Ninh, thủy sản được định hướng là ngành kinh tế quan trọng. Mục tiêu đến năm 2030, thủy sản chiếm khoảng 2% GRDP toàn tỉnh và khoảng 60% GRDP toàn ngành Nông nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá cố định đạt trên 10.700 tỷ đồng (chiếm khoảng 60% toàn ngành nông nghiệp), bình quân tăng trưởng 6,3%/năm và tiếp tục tạo việc làm ổn định cho 50.000 lao động.

Cảng cá tại thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn)

Cảng cá tại thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn)

Do đó, Quảng Ninh tích cực phát huy các kết quả đạt được, đẩy mạnh các giải pháp triển khai phát triển thủy sản và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói riêng. Trong đó, thường niên là thả giống thủy sản ra môi trường tự nhiên để tiếp nối những chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn những hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

Ngoài ra ông Minh cũng cho biết thêm, một trong những hướng đi mà tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện là phát triển nuôi công nghệ cao, công nghiệp và quy mô lớn gắn với phát triển du lịch; lập đề án phát triển kinh tế thuỷ sản bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là cơ sở để các ngành, địa phương và doanh nghiệp bám sát vào để triển khai, trong đó, sẽ khuyến khích xây dựng các mô hình nuôi biển gắn với du lịch, dịch vụ nhằm đảm bảo sinh kế, tăng thu nhập cho ngư dân.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Kỳ vọng trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của miền Bắc tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713937680 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713937680 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10