Hai lĩnh vực sẽ được Quảng Ninh ưu tiên giai đoạn 2019-2025 là, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo.
Để gỡ khó cho ngành công nghiệp hỗ trợ, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 18/2/2019 về triển khai thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn 2019-2025.
Theo đó, sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Phấn đấu đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đáp ứng khoảng 30%, và đến năm 2025 đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sản xuất công nghiệp trong tỉnh.
Hai lĩnh vực sẽ được Quảng Ninh ưu tiên giai đoạn 2019-2025 là, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo.
Cụ thể, đối với công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, tỉnh tập trung phát triển các sản phẩm phục vụ nhu cầu nguyên vật liệu và phụ liệu đáp ứng đầu vào cho các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn trong tỉnh; phát triển Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tỉnh Quảng Ninh (trên cơ sở Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà) thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ dệt may khu vực phía Bắc.
Đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo, sẽ tập trung nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm ngành đúc, gia công kim loại, khuôn mẫu, nhiệt luyện, luyện kim... Đặc biệt ưu tiên thu hút đầu tư hình thành khu công nghiệp hỗ trợ chuyên sản xuất chế tạo ra những sản phẩm công nhiệp công nghệ cao công nghiệp hỗ trợ có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường (Khu công nghiệp Việt Hưng giai đoạn II); các lĩnh vực hỗ trợ công nghiệp đóng tàu gồm: Chế tạo động cơ, chế tạo xích neo, chế tạo thiết bị bơm, sản xuất hộp số và hệ thống truyền động tàu thủy, chế tạo thiết bị nội thất phương tiện vận tải, sản xuất cấu kiện thép và dây điện...
Ông Nguyễn Duy Tuấn - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Quảng Ninh cho biết, để đưa ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn đi đúng hướng và đạt được kết quả như mong đợi, trung tâm sẽ từng bước thực hiện kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước. Cùng với đó, trung tâm cũng thực hiện kêu gọi xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý, đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.
Trước mắt, Trung tâm sẽ tập trung hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu, vật liệu. Đồng thời, xây dựng và vận hành hiệu quả trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ để các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin, định hướng đúng đắn trong việc phát triển và hội nhập – ông Tuấn cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
08:00, 11/08/2019
15:38, 09/08/2019
00:00, 09/08/2019
Quảng Ninh, dù là tỉnh có thế mạnh về công nghiệp, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp nội tỉnh có thể cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ vô cùng hạn chế, nhập linh kiện, phụ tùng còn rất lớn.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Quảng Ninh, tính đến hết năm 2018, trên địa bàn có 78 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, có 15 doanh nghiệp dệt may, 3 doanh nghiệp da giầy, 3 doanh nghiệp điện - điện tử, 3 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, 53 doanh nghiệp cơ khí chế tạo và 1 doanh nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao.
Tuy nhiên, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp này vẫn còn ở mức thấp, không nói là lạc hậu. Sản phẩm nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu nên cung ứng cho thị trường chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh hạn chế so với các sản phẩm cùng loại. Do vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ chưa thể tham gia chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa toàn cầu.
Đơn cử như lĩnh vực da giầy, các doanh nghiệp sản xuất chỉ tập trung về lĩnh vực nguyên, vật liệu và phụ liệu, chưa hình thành các cụm liên kết ngành trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành da giầy tại các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.