Quốc hội bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch

Diendandoanhnghiep.vn Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ ba, hôm nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

>>Quốc hội “gỡ khó” cho công tác quy hoạch

Trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Đoàn giám sát đã xây dựng đề cương yêu cầu Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo phục vụ giám sát. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đoàn giám sát đã tổ chức làm việc với 11 Bộ và 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

7/111 quy hoạch đã được quyết định hoặc thông qua

Báo cáo đánh giá xây dựng và ban hành Luật Quy hoạch là sự nỗ lực, cố gắng lớn của Quốc hội, Chính phủ trong việc thể chế hóa Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Theo đó, kể từ khi Luật Quy hoạch được thông qua năm 2017, Quốc hội đã ban hành luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh ; Chính phủ ban hành 43 nghị định, các Bộ, ngành ban hành 96 thông tư hướng dẫn. Ngoài ra, để triển khai Luật Quy hoạch, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản có liên quan đến công tác quy hoạch; Thủ tướng Chính phủ cũng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về quy hoạch.

Công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cơ bản đã hoàn thành. Trong tổng số 111 quy hoạch được lập theo quy định của Luật Quy hoạch có 110/111 quy hoạch đã được phê duyệt nhiệm vụ, gồm 41/42 quy hoạch cấp quốc gia, 6/6 quy hoạch vùng, 63/63 quy hoạch tỉnh.

Đến nay, 7/111 quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt, bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, 4 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực giao thông vận tải, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và Quy hoạch tỉnh Bắc Giang.

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh phí lập quy hoạch trong Kế hoạch đầu tư công là 4.368 tỷ đồng, trong đó, vốn của các Bộ, ngành là 1.243,63 tỷ đồng; của 56 địa phương là 3.124,36 tỷ đồng. Tính đến ngày 28/2/2022, các Bộ, ngành đã giải ngân 244,68 tỷ đồng (bằng 19,67%); các địa phương giải ngân 1.147,45 tỷ đồng (bằng 36,72%).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh.

>>“Ùn tắc” lập, phê duyệt quy hoạch: “Bóc tách” nguyên nhân trì trệ quy hoạch

Nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập trong hoạt động quy hoạch

Đoàn giám sát chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch, trước hết là việc tồn tại một số bất cập, quy định chưa phù hợp, rõ ràng trong chính Luật Quy hoạch, gây khó khăn cho quá trình triển khai.

Cụ thể quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp cao hơn và một trong các căn cứ để lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là quy hoạch cấp cao hơn. Tuy vậy, quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch quốc gia chưa lập, phê duyệt xong nên không có căn cứ để lập các quy hoạch cấp dưới, đồng thời khi các quy hoạch thời kỳ 2011-2020 hết hiệu lực thì không còn cơ sở để thực hiện các dự án đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.

Hơn nữa, nội hàm của Quy hoạch tổng thể quốc gia chưa rõ ràng, nhiều nội dung quy định chưa cụ thể nên còn ý kiến khác nhau về nội dung, mức độ thể hiện của Quy hoạch tổng thể quốc gia, mức độ thể hiện chi tiết của các dự án đầu tư (điểm n khoản 2 Điều 22), mức độ chi tiết của hệ thống bản đồ (khoản 9 Điều 21) dẫn đến lúng túng, vướng mắc trong triển khai.

Rồi khái niệm “tích hợp quy hoạch” được quy định tại khoản 10 Điều 3 là khái niệm mới, chưa rõ ràng về nội hàm và chưa được quy định cụ thể trong quy trình lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nên khó triển khai trong thực tiễn.

Bên cạnh đó nhiều quy định về quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất dẫn đến khó khăn trong triển khai quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Danh mục quy hoạch cũng chưa phù hợp với phạm vi quản lý của các Bộ, ngành...

Ngoài bất cập từ Luật Quy hoạch thì hoạt động quy hoạch được điều chỉnh ở nhiều văn bản luật và có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật cũng đã được Đoàn giám sát chỉ ra cụ thể.

Tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 cũng bị đánh giá là rất chậm so với yêu cầu của Quốc hội và thực tiễn, đến nay còn 104/111 quy hoạch chưa hoàn thành lập, phê duyệt. Điều này dẫn đến phải tiếp tục kéo dài thời hạn và điều chỉnh Quy hoạch hiện hành thời kỳ 2011 - 2020, vì vậy đang tồn tại song song, đồng thời áp dụng hai loại quy hoạch…

Giải pháp nào?

“Đoàn giám sát cho rằng những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Bên cạnh nguyên nhân do quy định pháp luật về quy hoạch bất cập còn do nguyên nhân tổ chức thực hiện công tác quy hoạch ở các cấp, các ngành, địa phương còn nhiều hạn chế” – báo cáo nêu rõ.

Nguyên nhân khách quan được cho là do Luật Quy hoạch có nhiều quy định mới cả về nội dung và phương pháp lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp với sự phối hợp đa ngành; việc tổ chức lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là nhiệm vụ mới, phức tạp và lần đầu tiên được triển khai đồng thời ở tất cả các cấp, các ngành.

 Quang cảnh phiên họp sáng 30/5.

Quang cảnh phiên họp sáng 30/5.

Nguyên nhân chủ quan chính là do Chính sách, pháp luật về quy hoạch còn bất cập, hạn chế và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch còn nhiều hạn chế. Trong đó, tư duy, nhận thức theo các quy định mới về công tác quy hoạch chưa đồng đều ở các cấp, các ngành.

Từ thực tế trên, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch và một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch.

Trong đó, giải pháp cần triển khai ngay để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030 là cho phép Chính phủ và các cơ quan liên quan được thực hiện các nội dung Luật Quy hoạch và các luật hiện hành chưa quy định hoặc đã quy định nhưng bất cập, vướng mắc thì được thực hiện khác với các Luật này để đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch cho đến khi Luật Quy hoạch được sửa đổi và có hiệu lực thi hành.

Về trung, dài hạn thì Chính phủ tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Quy hoạch và các luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy hoạch để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, các luật có liên quan đến quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật./.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quốc hội bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711696998 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711696998 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10