Quốc hội “chốt” Phương án 1 về rút bảo hiểm xã hội một lần

NGUYỄN VIỆT 29/06/2024 11:00

Với tỷ lệ 87,32% số đại biểu tán thành, Quốc hội lựa chọn Phương án 1 về rút bảo hiểm xã hội một lần, sáng 29/6.

>>Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): xử lý nghiêm hành vi trốn đóng BHXH

Cụ thể, từ thời điểm này người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13. Trước đó, Trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tính đến hai phương án.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Phương án 1, người lao động được chia làm hai nhóm. Nhóm 1, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định hiện hành (Nghị quyết số 93/2015/QH13).

Nhóm 2, người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13.

Phương án 2, người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Báo cáo về nội dung này trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết do còn có ý kiến khác nhau, để bảo đảm dân chủ và trách nhiệm, ngày 18/6/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo lấy Phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.

Kết quả cho thấy, có 355/487 đại biểu cho ý kiến. Trong đó, có 310/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 87,32% số đại biểu cho ý kiến và bằng 63,66% tổng số đại biểu Quốc hội) lựa chọn Phương án 1; có 38/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 10,70% số đại biểu cho ý kiến và bằng 7,8% tổng số đại biểu Quốc hội) lựa chọn Phương án 2; có 07/355 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 1,97% đại biểu cho ý kiến, 1,64% tổng số đại biểu Quốc hội) không lựa chọn 1 trong 2 phương án mà đề xuất phương án khác.

Căn cứ kết quả xin ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc cho tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo Phương án 1 là phương án được đa số đại biểu Quốc hội lựa chọn và đây cũng là Phương án Chính phủ ưu tiên lựa chọn khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

>>Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Trình Quốc hội 2 phương án về BHXH một lần

>>Rút BHXH vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau

, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Theo đó, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần (quy định tại điểm đ khoản 1 của Điều 70 đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và điểm đ khoản 1 của Điều 102 đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện).

Kết quả biểu quyết riêng về hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có 456/470 đại biểu tán thành, 5 không tán thành và 6 không biểu quyết.

Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, có ý kiến đề nghị cần phải đánh giá tác động kỹ lưỡng và nghiên cứu thấu đáo tác động của việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, việc giải quyết phát sinh chênh lệch giữa người nghỉ lương hưu trước và sau ngày 1/7/2024.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, các báo cáo của Chính phủ đã nêu rõ việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương sẽ theo lộ trình phù hợp với thực tế, chưa đủ điều kiện bãi bỏ ngay mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, chưa thực hiện các bảng lương và phụ cấp mới nên không có sự biến động, thay đổi lớn dẫn đến việc phải điều chỉnh ngay cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo, quy định về mức tham chiếu dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội nhằm dự liệu cho tình huống thực hiện cải cách chính sách tiền lương trong thời gian tới khi bỏ mức lương cơ sở, tạo sự ổn định trong tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sau khi Quốc hội thông qua.

Có thể bạn quan tâm

  • Hạn chế rút BHXH một lần - Vẫn chờ một phương án tối ưu

    04:00, 08/06/2024

  • Hưởng lương hưu và rút BHXH 1 lần được tính như thế nào

    11:39, 29/05/2024

  • Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): xử lý nghiêm hành vi trốn đóng BHXH

    11:29, 28/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quốc hội “chốt” Phương án 1 về rút bảo hiểm xã hội một lần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO