Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Nên cho người lao động rút 50% tiền BHXH một lần?

GIA NGUYỄN 27/04/2024 04:00

Xoay quanh các quy định về rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), một số ý kiến cho rằng, nên cho người lao động rút 50% tiền BHXH…

>> Hạn chế rút BHXH một lần: Không nên quy định cứng nhắc

Theo đó, để hạn chế tình trạng người lao động rút BHXH một lần, trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra đề xuất giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động. So với việc rút một lần, hưởng lương hưu có ý nghĩa hơn nhiều đối với người lao động. Do vậy, việc rút ngắn thời gian đóng BHXH để người lao động tham gia BHXH muộn có thể tiếp cận lương hưu khi về già được cho là cần thiết.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra đề xuất giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động để hạn chế rút BHXH một lần - Ảnh minh họa: ITN

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra đề xuất giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động để hạn chế rút BHXH một lần - Ảnh minh họa: ITN

Đáng nói, liến quan đến vấn đề này, cơ quan soạn thảo đã đề xuất 2 phương án, bao gồm: Phương án 1 - Quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với 2 nhóm người lao động khác nhau. Nhóm 1 - Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng, có nhu cầu thì vẫn được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Nhóm 2 - Với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật sửa đổi có hiệu lực trở đi (dự kiến ngày 01/7/2025) thì không được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Chỉ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp gồm: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài định cư; bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Phương án 2 - Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm, mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng còn lại dược bảo lưu để người lao động tiếp tực tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

>> Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Quy định rút BHXH một lần vẫn chưa có… lời giải

Góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), một số ý kiến cho rằng, nên chọn phương án 2 để cho người lao động rút 50% tiền BHXH một lần - Ảnh minh họa: ITN

Góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), một số ý kiến cho rằng, nên chọn phương án 2 để cho người lao động rút 50% tiền BHXH một lần - Ảnh minh họa: ITN

Góp ý xoay quanh nội dung này của Dự thảo, một số ý kiến cho rằng, nên chọn phương án 2 để cho người lao động rút 50% tiền BHXH một lần.

Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, qua lấy ý kiến người lao động, chuyên gia, công đoàn các cấp đều đề nghị nghiên cứu quy định theo phương án 2. Mục đích của lựa chọn này là để đảm bảo quyền lợi về lâu dài cho người lao động, giữ họ ở lại lưới an sinh xã hội. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người lao động tiếp tục tham gia BHXH, và quan trọng hơn là bảo đảm cho họ có hưu trí khi về già.

Ngoài vấn đề đã nêu, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cũng cho hay, phương án 2 còn đưa ra một gợi ý về thiết kế hệ thống BHXH linh hoạt trong tương lai.

“Thực tế, nhiều người lao động không muốn tham gia BHXH do thời gian đóng quá dài, không được rút ra để có thêm một khoản thu nhập nào cho nhu cầu cá nhân, hộ gia đình. Vì vậy, trong tương lai, thiết kế BHXH nên cho phép người lao động có thể rút ra một phần thu nhập đã đóng góp để bảo đảm một số nhu cầu cá nhân…”, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam bày tỏ.

Đồng quan điểm này, không ít ý kiến cũng cho hay, việc cho rút 50% để giải quyết cùng lúc hai bài toán đảm bảo quyền lợi rút bảo hiểm của lao động và vẫn bảo lưu được chế độ hưu trí về sau.

Theo ông Nguyễn Duy Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nếu người lao động cứ khó khăn lại rút một lần thì sau này sẽ không có lương hưu. Do vậy, phương án 2, được rút nhưng khống chế mức hưởng 50%, sẽ giải quyết cùng lúc hai bài toán, vừa đảm bảo quyền lợi rút bảo hiểm của lao động mà vẫn bảo lưu được chế độ hưu trí về sau.

Ông Cường cho rằng, quy định cho rút 50% như trong Dự thảo Luật (sửa đổi) sẽ tránh được những thắc mắc, tranh luận về phần tiền 14% doanh nghiệp đóng để thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.

Được biết, để đảm bảo người lao động ở lại hệ thống an sinh, hạn chế tình trạng rút BHXH một lần, góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) trước đó, một số ý kiến cũng cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các tác động tới an sinh xã hội của người lao động, trong đó, nên tăng chế độ chính sách của BHXH nhằm giữ người lao động tham gia thay vì hạn chế quyền rút BHXH một lần.

Và theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét và thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5/2024 tới đây.

Có thể bạn quan tâm

  • Hạn chế rút BHXH một lần: Không nên quy định cứng nhắc

    Hạn chế rút BHXH một lần: Không nên quy định cứng nhắc

    04:00, 08/04/2024

  • Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Quy định rút BHXH một lần vẫn chưa có… lời giải

    Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Quy định rút BHXH một lần vẫn chưa có… lời giải

    04:00, 03/04/2024

  • Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Giải pháp nào hạn chế tình trạng rút BHXH một lần?

    Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Giải pháp nào hạn chế tình trạng rút BHXH một lần?

    03:30, 22/11/2023

  • Hạn chế rút BHXH một lần - Quan trọng nhất vẫn là cải thiện đời sống, thu nhập

    Hạn chế rút BHXH một lần - Quan trọng nhất vẫn là cải thiện đời sống, thu nhập

    04:00, 30/09/2023

  • Hạn chế rút BHXH một lần - Nên mở rộng trợ cấp thất nghiệp

    Hạn chế rút BHXH một lần - Nên mở rộng trợ cấp thất nghiệp

    04:00, 22/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Nên cho người lao động rút 50% tiền BHXH một lần?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO