Cần phải có những cơ chế, chương trình đào tạo để tinh thần doanh nhân và tư tưởng lãnh đạo của các doanh nhân Việt Nam phải mạnh mẽ hơn nữa trong thời đại mới.
Phát biểu tại Hội nghị Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với VCCI và gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam vào ngày 7/10 tại Trụ sở VCCI, Hà Nội, bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam cho biết theo nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 13 đã ghi nhận kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là động lực phát triển của nền kinh tế. Điều này đòi hỏi sự nhận thức và thay đổi nhận thức rất lớn trong cả hệ thống chính trị, hệ thống làm chính sách làm sao để khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.
Theo bà Thanh, trước những thách thức cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp phải đối mặt cả trước sau khi đại dịch, những giải pháp về cơ chế, chính sách cần phải được đi sâu hơn để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13. Đây là kế hoạch dài hơi.
Tuy nhiên, sau cơn lốc COVID-19 với làn sóng thứ 4, với tư cách đồng hành với nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp trong cả nước và cùng VCCI hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp để xem khả năng ứng phó và phục hồi của doanh nghiệp như thế nào, bà Thanh nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam về cơ bản chưa đủ kĩ năng và chiến lược để quản trị rủi ro và quản trị khủng hoảng.
"Các doanh nghiệp Việt Nam trong từng lĩnh vực thời gian qua rất giỏi để vượt qua khó khăn do đại dịch COVDIC, nhưng quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng để hoạt động kinh doanh liên tục và phát triển bền vững thì chưa tới", bà Thanh nhận xét.
Để có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chiến lược kinh doanh liên tục với quản trị rủi ro và quản trị khủng hoảng, đồng thời khắc phục khó khăn do ảnh hưởng đại dịch COVIC-19, theo bà Thanh sẽ phải có những cơ chế, chương trình đào tạo để tinh thần doanh nhân và tư tưởng lãnh đạo của các doanh nhân Việt Nam phải mạnh mẽ hơn nữa trong thời đại mới.
Cũng theo Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, trong nhận thức của cộng đồng doanh nhân nhận thức rõ Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra định hướng sống chung một cách an toàn, thích ứng, hiệu quả với COVID-19 như vậy cơ chế phải mở. Các quy định chống dịch, chính sách chống dịch của các địa phương hiện vẫn chưa đồng bộ đã gây khó cho các doanh nghiệp mở cửa một cách có hiệu lực.
Lấy ví dụ về việc 10 tỉnh mở đường bay nhưng miền Bắc Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng không mở thì có nghĩa cả miền Bắc vẫn chưa nối liền với miền Nam, bà Thanh cho rằng câu chuyện mở phải đi liền với giải pháp các địa phương cố gắng hỗ trợ, khắc phục. "Khắc phục thế nào thì Chính phủ nên có một cơ chế giám sát cơ chế đồng bộ để doanh nghiệp có thể tái khởi động trong sự đứt gãy cả chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và giờ là đứt gãy nguồn lao động", bà Thanh nói.
Trong khảo sát gần đây nhất vào tháng 8/2021 của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) cho thấy số lượng các doanh nghiệp có dòng tiền để duy trì sản xuất kinh doanh trên 6 tháng có 17% trong tổng số 27.000 doanh nghiệp được khảo sát, số lượng doanh nghiệp đang ngừng sản xuất do bị đứt gãy chuỗi cung ứng và không đáp ứng được yêu cầu chiếm khoảng 57%.
Cộng đồng doanh nghiệp cho rằng việc mở cửa sống chung, sống hiệu quả với COVID-19 để có thể đồng bộ hơn về các quy định, chính sách chống dịch, để nối lại sự đứt gãy trong sự đứt gãy của từng địa phương, về cơ chế phải là tháng 9, tháng 10 để các doanh nghiệp có khả năng phục hồi tốt nhất. "Rõ ràng câu chuyện áp dụng đồng bộ giữa các địa phương để hỗ trợ cho sự kết nối sẽ rất hiệu quả theo đúng tinh thần cuả Quốc hội, Chính phủ", bà Thanh nói.
Thứ hai, từ thực tế tư vấn cho các doanh nghiệp của Deloite, bà Thanh đề xuất đối với các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, đề nghị các địa phương cho thực hiện quy trình giải thể, phá sản thông qua Sở Kế hoạch Đầu tư một cách rõ ràng, đầy đủ, để giải quyết dứt điểm công nợ với ngân sách, giải quyết dứt điểm trách nhiệm với xã hội từ đó hỗ trợ ghi nhận nợ xấu và phân loại nợ xấu với ngân hàng.
Thứ ba, theo bà Thanh, hiện nay, hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cần hỗ trợ vay vốn để tái mở cửa để doanh nghiệp tái hoạt động sản xuất khi dịch trong tầm kiểm soát. "Có thể chia cấp nhỏ hơn với doanh nghiệp nhỏ với các gói vay ưu đãi lãi suất thấp để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận vốn và tái hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp CN HT phụ trợ điều này rất cần thiết", bà Thanh đánh giá.
Thứ tư, câu chuyện vaccine, nhiều doanh nghiệp vì không tiêm đủ vaccine, dẫn tới khủng hoảng trong vấn đề sức khỏe, tâm lý người lao động nên nhiều người ở thành phố đã đổ dồn về nông thôn. Hiện nay cũng có nhiều lao động ở các tỉnh đang bị kẹt không thể quay lại TP để làm việc vì bắt buộc phải tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. "Nhiều doanh nghiệp phía Nam phản ánh thực trạng này và đề xuất tiêm 1 mũi vaccine cho công nhân viên đang có công ăn việc làm tại thành phố, có nhu cầu trở lại thành phố làm việc", bà Thanh nêu ý kiến.
Có thể bạn quan tâm
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Đưa Luật Đất đai vào vào Chương trình xây dựng luật năm 2022
16:50, 07/10/2021
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Xây dựng pháp luật minh bạch, thực chất
16:20, 07/10/2021
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Kiến nghị xây dựng tiểu khu quy hoạch sản phẩm biển
16:10, 07/10/2021
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Chính sách hỗ trợ cần công bằng
15:50, 07/10/2021
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Tiếp tục các quyết sách trợ giúp doanh nghiệp
15:40, 07/10/2021
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Sáu kiến nghị hỗ trợ ngành ngân hàng
15:30, 07/10/2021
QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Vận tải Hải Phòng kiến nghị 10 giải pháp tháo gỡ khó khăn
15:20, 07/10/2021