Quy định an toàn thực phẩm với hàng hoá nhập khẩu làm khó doanh nghiệp

ĐỖ HUYỀN 11/12/2021 12:00

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

>> Dự thảo Thông tư về an toàn thực phẩm: Cần bãi bỏ nội dung không còn phù hợp

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, Dự thảo sẽ cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu (Dự thảo) theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức.

Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính vừa trình xin ký kiến các thành viên Chính Phủ dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự thủ tục kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính vừa trình xin ký kiến các thành viên Chính phủ dự thảo Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự thủ tục kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian vừa qua, công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp như: Phạm vi, đối tượng quản lý và kiểm tra rộng, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra; thực hiện không thống nhất giữa các bộ, ngành hoặc giữa văn bản hướng dẫn và văn bản có pháp lý cao hơn; quy định kiểm tra quá mức cần thiết; đã áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro nhưng chưa toàn diện, chưa bảo đảm tính minh bạch, tính dự báo, tính nhất quán trong hệ thống pháp luật về kiểm tra chuyên ngành cũng như trong việc tổ chức thực hiện,.....

Tuy nhiên, theo phản hồi từ các chuyên gia, các sửa đổi trong Dự thảo lần này chưa đáp ứng được với yêu cầu của doanh nghiệp.

Bình luận về các quy định của dự thảo lần này, PGS TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y Tế cho biết, Dự thảo tạo ra sự phân biệt đối xử sâu sắc giữa thực phẩm sản xuất trong nước và nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.

Cụ thể, thực phẩm nhập khẩu chỉ cần 1 doanh nghiệp đăng ký bản công bố trên hệ thống của Tổng cục Hải quan xây dựng, các doanh nghiệp khác khi nhập sản phẩm này không phải thực hiện việc đăng ký bản công bố, gây khó cho việc truy xuất nguồn gốc đối với các cơ quan quản lý vì không biết tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm về loại thực phẩm đó.

“Ngoài ra, quy trình tiếp nhận đăng ký bản công bố đối với Dự thảo còn lỏng lẻo vì cơ quan Hải quan không có chuyên môn để phân tích các mối nguy trong các phiếu kết quả kiểm nghiệm, công bố về công dụng dẫn đến tình trạng thực phẩm nhập khẩu có thể công bố công dụng chữa bệnh, trong khi đó thực phẩm trong nước phải kiểm soát rất chặt. Đây cũng là bất bình đẳng giữa hai loại thực phẩm và có thể dẫn đến việc bóp chết doanh nghiệp trong nước” - ông Đáng cho biết.

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam.

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam.

Ngoài ra, ông Đáng cũng nhấn mạnh vấn đề kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ sâu về chuyên ngành để nắm được thành phần nguyên liệu, mức độ tinh khiết, ổn định về hàm lượng cũng như phân tích các chất ô nhiễm, sự tác động của thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật. Phân tích nguy cơ; Công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn…

Vẫn theo PGS. TS Trần Đáng, Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ giao Tổng cục Hải quan xây dựng và đề xuất mô hình kiểm tra hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tạo sự thông thoáng, điều kiện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Dự thảo lại hướng dẫn đăng ký bản công bố và tự công bố đối với thực phẩm nhập khẩu là nằm ngoài phạm vi Quyết định 38.

Đại diện một đơn vị sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam cho biết, việc thực phẩm chức năng nhập khẩu có cơ chế khác tạo ra một sân chơi không công bằng giữa doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước.

“Hiện nay, thực phẩm chức năng sản xuất tại Việt Nam đã ngày càng đi vào quy củ và được nâng lên một tầm cao mới, đảm bảo các sản phẩm sản xuất trong nhà máy GMP… theo đúng quy định” - đại diện đơn vị này cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng cáo thực phẩm chức năng: “Nổ” không có điểm dừng

    Quảng cáo thực phẩm chức năng: “Nổ” không có điểm dừng

    03:50, 10/12/2021

  • Thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên: Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện

    Thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên: Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện

    20:16, 31/08/2021

  • Cần cơ chế phù hợp cho thuốc và thực phẩm chức năng thiên nhiên tại Việt Nam

    Cần cơ chế phù hợp cho thuốc và thực phẩm chức năng thiên nhiên tại Việt Nam

    03:00, 31/08/2021

  • Dư địa của ngành thực phẩm chức năng còn rất lớn

    Dư địa của ngành thực phẩm chức năng còn rất lớn

    16:25, 26/08/2021

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng cáo thực phẩm chức năng: “Nổ” không có điểm dừng

    03:50, 10/12/2021

  • Thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên: Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện

    20:16, 31/08/2021

  • Cần cơ chế phù hợp cho thuốc và thực phẩm chức năng thiên nhiên tại Việt Nam

    03:00, 31/08/2021

  • Dư địa của ngành thực phẩm chức năng còn rất lớn

    16:25, 26/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quy định an toàn thực phẩm với hàng hoá nhập khẩu làm khó doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO