Quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan còn bất cập

Diendandoanhnghiep.vn Theo VCCI, một số quy định tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan còn tồn tại bất cập…

Theo đó, trả lời Công văn số 3466/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan (lần 2) (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số quy định trong dự thảo còn tồn tại bất cập.

Về xử lý kết quả kiểm tra thực tế, Điều 1.20 (sửa đổi Điều 30 Nghị định 08/2015/NĐ-CP) đã bỏ quy định cho phép doanh nghiệp thực hiện giám định nếu không đồng ý với kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan, và cơ quan hải quan sử dụng kết quả đó làm căn cứ đưa ra kết luận. Như vậy, nếu doanh nghiệp không đồng ý với kết quả giám định hàng hóa, doanh nghiệp chỉ có 2 lựa chọn hoặc khiếu nại hoặc là khởi kiện.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan (lần 2) vẫn tồn tại bất cập - Ảnh minh họa

Một số quy định tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan (lần 2) vẫn tồn tại bất cập - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo VCCI, quy định này là không phù hợp vì việc khiếu nại hoặc khởi kiện (hành chính) thường tốn rất nhiều chi phí và đặc biệt cực kỳ tốn thời gian. Trong khi đó, kết quả giám định hàng hóa mang tính kỹ thuật chứ không liên quan nhiều đến mặt pháp lý, do đó giải pháp này chỉ nên là là giải pháp cuối cùng doanh nghiệp muốn lựa chọn. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng giống như quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

Về thời điểm kiểm tra điều kiện gia công, Điều 39.2 của Dự thảo được bổ sung cụm từ “chậm nhất” như sau: “Việc kiểm tra được thực hiện chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được ban hành quyết định kiểm tra”.

VCCI cho rằng, quy định như vậy có thể dẫn đến trường hợp doanh nghiệp bị kiểm tra ngay sau hoặc sau một thời gian ngắn sau khi nhận được quyết định kiểm tra, và do đó một số doanh nghiệp có thể không sẵn sàng cho đợt kiểm tra do không có đủ thời gian chuẩn bị cần thiết.

Do đó, VCCI đề nghị, cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định như sau: “Việc kiểm tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được quyết định kiểm tra, hoặc sớm hơn nếu tổ chức, cá nhân đồng ý”.

Bên cạnh đó, về dữ liệu số hóa và dữ liệu điện tử, Điều 1.16 Dự thảo (sửa đổi Điều 25.4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP) quy định người khai hải quan nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc dữ liệu số hóa.

Theo VCCI, Dự thảo chưa làm rõ sự khác nhau giữa dữ liệu số hóa và dữ liệu điện tử. Hiện đã có một số văn bản pháp luật đưa ra khái niệm về dữ liệu điện tử, chẳng hạn như Điều 99 Bộ luật Tố tụng Hình sự, dữ liệu điện tử có thể được hiểu là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

Để đảm bảo tính minh bạch và tránh trường hợp lúng túng trong thực thi, VCCI, đề nghị, cơ quan soạn thảo bổ sung định nghĩa cho dữ liệu số hóa hoặc bổ sung quy định làm rõ hai nội dung này.

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, sửa đổi một số quy định đã nêu - Ảnh minh họa

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, sửa đổi một số quy định đã nêu - Ảnh minh họa

Về thời gian tạm nhập để sửa chữa, tái chế, Điều 1.29 Dự thảo (sửa đổi Điều 47.5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP) quy định thời gian tạm nhập để sửa chữa, tái chế xong đó tái xuất là không quá 12 tháng, trừ trường hợp thời gian đặc thù theo quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.

Tuy nhiên, theo phản ánh của doanh nghiệp, quy định này cần xem xét lại vì các lý do, quy định thời hạn dường như không cần thiết và chưa rõ mục đích quản lý. Trước đây, việc quy định thời hạn là nhằm đảm bảo phù hợp với quy định về thời hạn nộp thuế với hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định 149/2005/NĐ-CP. Trong khi đó, Điều 16.9.c Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016 đã đưa hàng hóa này thuộc diện miễn thuế. Để được miễn thuế, doanh nghiệp phải có thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản của cơ quan Hải quan theo quy định tại Điều 13.4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Như vậy, kể cả trường hợp doanh nghiệp có trì hoãn thời gian tái xuất hàng hóa, cơ quan Hải quan vẫn có sự đảm bảo số tiền thuế nhập khẩu doanh nghiệp phải nộp, nếu không phải vì mục đích quản lý thuế, không rõ tại sao phải quy định thời hạn này;

Bên cạnh đó, việc quy định thời hạn 12 tháng, theo phản ánh của doanh nghiệp, là tương đối ngắn với nhiều lô hàng tái nhập để tái chế có tính chất phức tạp và/hoặc số lượng lớn. Mặc dù Dự thảo đã cho phép kéo dài thời gian, thủ tục để xin phép lại chưa minh bạch và không rõ ràng khi giao hết thẩm quyền quyết định cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan mà không có tiêu chí xác định nào; Việc quản lý hàng tạm nhập tái xuất có thể được quản lý thông qua hậu kiểm bằng cách cho doanh nghiệp đăng ký thời hạn tạm nhập tái xuất với cơ quan hải quan;

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc sửa đổi theo hướng không hạn chế thời gian tái xuất với hàng hóa tái nhập để tái chế, doanh nghiệp có thể tùy ý lựa chọn thời gian tái xuất để đăng ký với cơ quan hải quan. Nếu không, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi thời gian tạm nhập tái xuất dài hơn với trường hợp này (chẳng hạn: 24 tháng).

Ngoài ra về thủ tục thông báo khi thực hiện các dịch vụ trong kho ngoại quan, Điều 87.2 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chủ hàng hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo trước khi thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho ngoại quan.

Theo đó, thủ tục được thiết kế như sau: doanh nghiệp nộp thông báo đến Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan, và được cán bộ Hải quan xác nhận được nộp thông báo.

Theo VCCI, mặc dù đã được thiết kế đơn giản, nhưng do nhu cầu về các dịch vụ trong kho ngoại quan luôn lớn và phát sinh thường xuyên, việc yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí và thời gian thực hiện thủ tục.

“Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định theo hướng không có văn bản đồng ý trong một thời hạn nhất định được coi là đồng ý hoặc cân nhắc giải pháp cho phép doanh nghiệp nộp thông báo qua thư điện tử hoặc phần mềm điện tử”, VCCI góp ý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy định về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan còn bất cập tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713546724 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713546724 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10