Quy hoạch lại ngành xi măng do nguy cơ mất cân đối cung cầu

Diendandoanhnghiep.vn Hiện nay cả nước có trên 103 dây chuyền sản xuất xi măng, 63 nhà máy tổng công suất trên 107 triệu tấn/năm. Nhưng thực tế có thể sản xuất 123 triệu tấn/năm, thị trường xi măng cung vượt cầu ở mức cao.

 
Các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận bàn tròn

Các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận bàn tròn

Đáng chú ý, trong những năm gần đây tổng sản lượng xi măng luôn vượt tổng nhu cầu nội địa, buộc những doanh nghiệp ngành này phải tìm đường xuất khẩu để không bị tồn kho hay thua lỗ. Thế nhưng, cùng thời gian đó công suất sản xuất của các nhà máy xi măng lại liên tục tăng lên, đồng thời thêm những dự án đầu tư mới ra đời.

3 vấn đề lớn ngành xi măng phải giải quyết.

Theo TS Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, việc thiếu hụt nguồn cung than và đá vôi khiến các nhà sản xuất phải mua nguyên vật liệu ở mức giá cao từ các nhà nhập khẩu, làm đội chi phí sản xuất, qua đó khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp này giảm mạnh.

Cho nên, ngành Xxi măng đang gặp 3 thách thức lớn về nguyên nhiên liệu, cân đối cung cầu và môi trường. Trong đó, các nhà máy có năng lực vượt công suất thiết kế nhu cầu đá vôi đất sét tăng nhưng Bộ Tài Nguyên & Môi trường không chấp nhận điều này. Đặc biệt, ngành xi măng đã đưa ra phương án khai thác âm, phục hồi môi trường sẽ trở thành hồ điều hòa để giúp cho cải thiện môi trường nước sạch… hiện chủ yếu khai thác từ cốt 45 trở lên, trong khi đó nguồn đá vôi rất tốt ở dưới âm lại không được khai thác ngầm nhưng không được chấp nhận, cần giải quyết sớm.

Thách thức môi trường, đầu tư vào môi trường ngành Xxi măng mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, nhưng gặp khó khăn về thủ tục. Giảm clinker trong xi măng sẽ giảm phát thải tốt nhất.Tăng cường sử dụng các chất thải công nghiệp, phế thải làm nguyên liệu về tỷ lệ pha tro, xỉ trong sản xuất Xi măng ở mức độ cho phép. Nhiên liệu thay thế những sản phẩm rác thải cho than như vải vụn, đế giày của các chất thải nhà máy công nghiệp gần 30% để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất xi măng, nhưng cơ chế mua những phụ gia này cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Đáng chú ý về nguyên nhiên liệu, xi măng là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá nguyên, nhiên liệu. Trong bối cảnh giá than nhập khẩu 210 - 220 USD, có lúc xuống đươc 170 USD/tấn than nhưng chỉ là than lửa ngắn, còn những than lửa dài ở trên thế giới 300 USD/tấn than, tính trong giá thành sản xuất clinker thì giá than chiếm 50 - 60%, nhiều dây chuyền đã phải dừng. Điều này sẽ nảy sinh 1 số vấn đề, thứ nhất là các nhà máy bắt buộc phải tăng phí giá; thứ hai là nhà thầu xây dựng cũng bị đội giá từ xi măng, sắt thép…không thể thực hiện được dự án tiếp, xây dựng đình trệ, ngành sẽ bị ảnh hưởng và hệ lụy cả nền kinh tế.

>>>Giá liên tục tăng, doanh nghiệp ngành xi măng làm ăn ra sao?

Đặc biệt, thách thức về mất cân đối cung cầu, hiện nay sản xuất tổng công suất thiết kế 107 triệu tấn, nhưng 3, 4 năm nay nền kinh tế chỉ tiêu thụ 52 triệu tấn xi măng/năm. Như năm 2021, xuất khẩu 45 – 47 triệu tấn xi măng/năm, khi giá than tăng lên thì xuất khẩu phải dừng lại. Và từ đầu năm 2022 đến nay giảm 20% xuất khẩu, cho nên tình hình rất căng thẳng, hướng đi cho sản lượng xi măng dư thừa đối với các nhà sản xuất chính là con đường xuất khẩu. 

Trong khi ngành xi măng trong nước ảnh hưởng giá than, thì Trung Quốc và Ấn Độ mua được than của Nga rẻ, nên giá thành sản xuất Clinker của họ thấp hơn của Việt Nam, Trung Quốc không nhập khẩu Clinker của Việt Nam. Với lượng dư như thế không phải 107 triệu tấn, cộng thêm chúng ta làm 70% clinker và 30% xi măng là chúng ta lên 123 triệu tấn, cộng thêm các nhà máy mới đang đầu tư công suất 29 triệu tấn thì ngót ngét 150 triệu tấn xi măng, Clinker/năm. Trong khi tiêu thụ trong nước có 52 triệu tấn xi măng/năm, trong 3 năm nay không nhích lên được tấn nào rất khó.

Tại Hội thảo khoa học do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) vừa tổ chức mang chủ đề “Sự phát triển của ngành Xi măng Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” cho rằng, hiện nay người lao động làm chủ được thiết bị, ứng dụng công nghệ 4.0, gần như các doanh nghiệp sản xuất vượt công xuất thiết kế. Ví dụ, như các nhà máy hiện nay có năng lực vượt lên gần 20% công xuất thiết kế, nhưng trong khi đó thì luật khoáng sản cấp khoáng sản là theo công suất thiết kế, nếu như vượt lên đều là vi phạm pháp luật, nếu thể hiện đúng theo thiết kế thì tối ưu doanh nghiệp phát triển không mang hiệu quả, nếu như vượt lên tăng lên là vi phạm pháp luật rất khó khăn, rất lo lắng nhất đối với các nhà máy xi măng là sử dụng khoáng sản.

Theo quan sát các chuyên gia và tâm huyết của người làm xi măng, nói ngành xi măng sản xuất rất tốt, công suất rất cao nhưng xuất khẩu ra thế giới gần như đứng đầu thế giới nhưng thực ra chúng ta đang bán tài nguyên ra khỏi đất nước, mà tài nguyên không thể tái tạo được như: Đá, sét. Cho nên Việt Nam cần phải rà soát lại quy hoạch trong sản xuất, tiêu thụ xi măng cần đảm bảo hài hòa giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tại các địa phương trên cả nước.

Đặc biệt, xi măng xuất khẩu bán toàn dưới giá thành không bao giờ xuất khẩu bán được giá xi măng như bán xi măng trong nước. Nếu chúng ta không đoàn kết cạnh tranh không lành mạnh bán giá xi măng dưới giá thành sản xuất sẽ đem lại không an toàn an ninh năng lượng cho quốc gia. Mặc dù giá bán xi măng đã được điều chỉnh, tăng giá 3 lần từ đầu năm đến nay, nhưng vẫn chưa đủ bù đắp mức tăng của chi phí đầu vào, khiến các doanh nghiệp hầu như không có lợi nhuận.

Cần giải quyết ngay luật quy hoạch xi măng

Hiện nay, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) có vai trò quan trọng trong bình ổn, dẫn dắt thị trường; đi đầu trong khoa học công nghệ; là “cái nôi” đào tạo hàng loạt cán bộ công nhân giỏi của ngành Xi măng... 

Ông Cung cho rằng: Mục tiêu không tăng sản lượng tràn lan mà phải tăng giá trị gia tăng và hiệu quả. Những năm trước, các Tỉnh cứ tưởng sẽ làm được xi măng đơn giản, ví dụ như: Tỉnh Ninh Bình đầu tư Xi măng Tam Điệp; Nghệ An Xi măng Hoàng Mai. Tiếp theo là TCty Sông Đà đầu tư Xi măng Hạ Long; TCty Đầu tư phát triển Đô thị (HUD) đầu tư Xi măng Sông Thao đều thua lỗ, không có năng lực vận hành đầu ra không tiêu thụ được, nợ ngân hàng chồng chất, không đảm bảo lương cho công nhân. Đặc biệt, có những doanh nghiệp tư nhân trong ngành xi măng đầu tư rất khủng, mà thời gian đầu tư rất nhanh, chỉ 9 tháng hoặc 12 tháng là đốt lò rồi, đây là cuộc cạnh tranh quyết liệt, so với đầu tư các dự án xi măng vốn nhà nước, thì thủ tục đấu thầu vô cùng khó khăn, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước phải mất 9 năm mới xong, họ 1, 2 năm đã xong rất đơn giản.

Chính vì vây, ông Cung đề nghị về phía nhà nước phải nghiên cứu lại và cần giải quyết ngay luật quy hoạch xi măng. Nhìn lại toàn bộ quá trình xây dựng và triển khai quy hoạch xi măng (QHXM) thời gian qua thấy rằng, các QHXM có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chủ trương đầu tư, định hướng đầu tư về quy mô, công nghệ và dường như bị thả nổi, các ngành sản xuất sản phẩm xi măng, sắt thép …là không làm quy hoạch. 

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhu cầu xi măng để đáp ứng cho an ninh quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm của đất nước và phục vụ dân sinh còn cao, trước mắt, chưa có vật liệu khác thay thế. Đây là điều kiện cho ngành xi măng phát triển. Tuy nhiên, vấn đề về thị trường cạnh tranh trong nước, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, yêu cầu cao về bảo vệ môi trường là những thách thức ngành Xi măng phải đối mặt cần giải quyết.

Đồng thời, nâng cao năng lực sản xuất thông qua áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, giảm định mức tiêu hao, khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu tác động đến môi trường. Thực hiện chuyển đổi số, tự động hóa; ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong việc số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, năng lực quản trị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy hoạch lại ngành xi măng do nguy cơ mất cân đối cung cầu tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714059021 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714059021 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10