Quy hoạch sử dụng đất “đón đầu” phát triển (KỲ I): Thu hút các nguồn lực để khai thác hiệu quả quỹ đất

Diendandoanhnghiep.vn Đất đai vừa là tài nguyên, vừa là tài sản đặc biệt của quốc gia; đất đai không chỉ là nguồn lực để phát triển kinh tế mà còn là vấn đề an ninh, chính trị, ổn định xã hội của đất nước.

LTS: Chiều 29/10, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025). Diễn đàn Doanh nghiệp trích đăng nội dung Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại nhiều địa phương đã bộc lộ bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường bất động sản

Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại nhiều địa phương đã bộc lộ bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường bất động sản

Bất kỳ một quốc gia nào việc quản lý “đinh” “điền” đều là vấn đề đại sự, đối với nước ta thì vấn đề này càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Ngay từ Luật đất đai đầu tiên năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đều quy định về công tác quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch sử dụng đất là quy hoach duy nhất đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực.

Phân bổ các loại đất cho phù hợp

Quy hoạch sử dụng đất có vai trò phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cả nước và các địa phương. Quy hoạch sử dụng đất đã và đang đảm bảo quản lý, phân bổ nguồn tài nguyên hữu hạn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho các ngành, lĩnh vực nói riêng và gìn giữ cho các thế hệ mai sau.

Quy hoạch sử dụng đất với quy trình lập, thẩm định, phê duyệt được quy định chặt chẽ trong pháp luật đất đai, cùng với công tác thống kê, kiểm kê đất đai, điều tra, đánh giá đất là những công cụ có tính thống nhất để quản lý nhà nước về đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất;... Quy hoạch sử dụng đất định hướng cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư có hiệu quả vào đất đai.

XEM THÊM: “Chạy” quy hoạch

Quy hoạch là công cụ quản lý nhà nước mà tất cả các ngành kinh tế quốc dân đều phải có; quy hoạch sử dụng đất cùng với các quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất khác là cơ sở để nhà nước kiểm soát việc sử dụng đất đảm bảo mục tiêu bảo tồn và phát triển. Đây là thực trạng khách quan, là điều kiện cần để các ngành tồn tại và phát triển. Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch nền tảng, là việc khoanh định và phân bổ các loại đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và điều chỉnh sự khoanh định, phân bổ đó.

Về quan điểm, đất đai phải được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; được khai thác, sử dụng dựa trên khả năng cung ứng tự nhiên của hệ sinh thái (thuận thiên); được lượng hoá, hạch toán đầy đủ để bảo vệ không gian sinh tồn, bảo vệ môi trường, duy trì dịch vụ hệ sinh thái, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bồi bổ, phục hồi, bảo vệ và nâng cao chất lượng đất, nhất là chất lượng đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất của các cấp, đảm bảo quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch nền tảng cho các quy hoạch có sử dụng đất khác, được quản lý đồng bộ, thống nhất, phù hợp với cơ chế thị trường, làm cơ sở để phân bổ không gian phát triển trên mặt đất, trên không, và không gian ngầm cho các cấp, các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.

Thu hút các nguồn lực 

Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất công; đất do công ty nông, lâm nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức nhà nước khác quản lý, sử dụng; đất quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất sử dụng đa mục tiêu; tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

Về phương pháp, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo phương pháp tiếp cận cảnh quan, dịch vụ hệ sinh thái, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững tổng thể quốc gia, là quy hoạch nền tảng, cơ sở của các quy hoạch có sử dụng đất của ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương tạo tính liên kết liên vùng, liên tỉnh nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng đất đai của từng vùng, địa phương, là cơ sở để thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Biến động đất đô thị thời kỳ 2011-2020 (Nguồn: Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ TNMT)

Biến động đất đô thị thời kỳ 2011-2020 (Nguồn: Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ TNMT)

Về bảo vệ môi trường, bảo tồn tự nhiên, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm khả năng chịu tải của môi trường, khả năng cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bảo đảm an ninh lương thực, cần khoanh vùng bảo vệ môi trường, tài nguyên đất theo 3 ranh giới, 4 khu vực, đặc biệt trú trọng bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và đất di tích danh thắng nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, quản lý diện tích rừng bền vững; bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái và đa dạng sinh học; bảo vệ nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

XEM THÊM: Xây dựng Hà Nội thành đô thị “xanh, văn hiến, văn minh và hiện đại”

Về quy hoạch phát triển quỹ đất, cần bảo đảm phát triển quỹ đất theo hướng khai hoang, lấn biển; xây dựng công trình ngầm trong lòng đất tại khu vực có đủ điều kiện; đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, đô thị, thực hiện dồn điền, đổi thửa tại đô thị, điều chỉnh đất đai đô thị, thu hồi đất vùng phụ cận, phát triển hệ sinh thái đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch dọc theo các hướng tuyến hạ tầng giao thông theo phương pháp tiếp cận định hướng phát triển theo hạ tầng giao thông (TOD) để khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai tại các vùng trung du, miền núi, biên giới, ven biển và hải đảo.

Về ưu tiên phát triển, cần ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các hạ tầng then chốt, có sức lan tỏa lớn; đáp ứng quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới; đặc biệt đối với vùng miền núi, biên giới, hải đảo nhằm thu hút các nguồn lực để khai thác hiệu quả quỹ đất.

Cho phép chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa tại những khu vực bị nhiễm mặn, hạn hán, ngập lụt để chuyển sang các mục đích khác và di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi trung tâm thành phố nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

KỲ II: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới: Cần tầm nhìn chiến lược

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713522484 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713522484 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10