Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới (KỲ IV): Tạo quỹ đất thu hút đầu tư

PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường 21/08/2021 03:00

Quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn, chuyển dịch cơ cấu đất đai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm nền tảng cho các quy hoạch phát triển.

Phân bổ đất đai hợp lý giữa phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh với bảo vệ môi trường (Ảnh: Lưu Vân)

Đưa khu vực lấn biển vào phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (Ảnh: Lưu Vân)

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó có đề xuất nguyên tắc, tiêu chí xác định chỉ tiêu sử dụng đất trong phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh.

 Phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh

Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh đảm bảo phân bổ hợp lý nguồn lực khan hiếm đất đai, quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững đất đai, phục vụ các mục tiêu kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh quốc phòng; làm cơ sở để xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các cấp, làm căn cứ quan trọng để Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 

Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh cần đảm bảo quan điểm, định hướng: Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu đối với đất đai thực hiện phân bổ, quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bảo vệ không gian lãnh thổ, không gian sinh tồn của dân tộc.

Nhà nước thực hiện quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai để thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm phân bổ quỹ đất đai sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng, tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư; thực hiện phân bổ các giá trị gia tăng do quy hoạch, chuyển đổi mục đích, đầu tư hạ tầng đảm bảo hài hòa cho các bên Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai đồng bộ, tiếp cận cơ chế thị trường, phân bổ đất đai hợp lý giữa phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, là công cụ quan trọng để thống nhất quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả.

Quản lý, giám sát việc sử dụng đất bãi bồi, ven sông, hồ thủy lợi, thủy điện, xây dựng và triển khai đề án phát triển đất đai, lấn biển thích ứng với biến đổi khí hậu cho các vùng cửa sông, ven biển và đảo. 

Hạn chế tình trạng điều chỉnh quy hoạch

Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai cấp tỉnh cần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng từ Trung ương đến địa phương đảm bảo đồng bộ, thống nhất đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Phân bổ đất đai hợp lý giữa phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh với bảo vệ môi trường (Ảnh: Lưu Vân)

Quy hoạch giữ ổn định lâu dài trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên; cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất trồng lúa dựa vào các kịch bản về an ninh lương thực, dân số, cơ cấu lương thực, thực phẩm, chỉ tiêu đảm bảo không gian sinh tồn, hệ sinh thái tự nhiên, nông nghiệp.

Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch và pháp luật. Người trực tiếp sản xuất được linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên quỹ đất trồng lúa theo thị trường nhưng không làm thay đổi địa hình, kết cấu đất, làm thoái hóa, ô nhiễm đất để có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết.

Chỉ tiêu quy hoạch đất đai phải phù hợp với thực tiễn, theo không gian và chức năng sử dụng, đảm bảo hài hòa giữa các yêu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh; có tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường khi lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất, dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, dự án sử dụng đất do các cơ quan, đơn vị của nhà nước đang sử dụng, dự án lấn biển.

Có cơ chế cho phép kết hợp phát triển kinh tế theo quy định của pháp luật trên đất rừng mà không làm thay đổi chức năng chính của đất rừng. Cho phép thực hiện chế độ canh tác nông, lâm kết hợp trên đất quy hoạch làm đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ ít xung yếu. Thực hiện giao đất cho cộng đồng với chế độ quản lý đất đai phù hợp với chế độ quản lý rừng theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế để khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận các công trình kết cấu hạ tầng theo quy hoạch và các cơ chế tài chính từ đất đai cho giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất để thu hút đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất, điều tiết, bình ổn thị trường quyền sử dụng đất.

Thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hạn chế tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước thời hạn; đảm bảo sự tham gia và giám sát của người dân trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Có thể bạn quan tâm

  • Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới (KỲ III): Những giải pháp kịp thời

    Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới (KỲ III): Những giải pháp kịp thời

    13:00, 19/08/2021

  • Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới (KỲ II): Kiến nghị thu hồi gần 25 nghìn ha đất sai phạm

    Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới (KỲ II): Kiến nghị thu hồi gần 25 nghìn ha đất sai phạm

    14:56, 18/08/2021

  • Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới (KỲ I): Khoanh quỹ đất phát triển kinh tế - xã hội

    Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới (KỲ I): Khoanh quỹ đất phát triển kinh tế - xã hội

    14:00, 17/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn mới (KỲ IV): Tạo quỹ đất thu hút đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO