Quý I/2022, HoSE không phát sinh giá trị giao dịch môi giới trái phiếu

L.MỸ 06/04/2022 18:35

Thị phần giá trị giao dịch môi giới chứng khoán quý I/2022 vừa được Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố chiều nay gọi những tên cũ, cùng với đó không xếp hạng thị phần trái phiếu.

>> Thị phần môi giới trên HoSE 2021: VPS, SSI trụ vững, HSC, VCSC và VNDirect thay đổi

Theo đó, dẫn đầu thị phần giá trị giao dịch môi giới chứng khoán, chứng chỉ quỹ và phái sinh vẫn là Chứng khoán VPS với 17,94%. CTCK này như vậy đã có liên tiếp các quý dẫn đầu thị phần này. Trong quý I/2022, VPS vào cuối quý từng gặp sự cố đăng nhập khiến nhà đầu không thể đăng nhập trên cả trình duyệt máy tính và ứng dụng SmartOne của điện thoại.

VPS liên tục sự cố nhưng vẫn đang dẫn đầu thị phần môi giới chứng khoán

VPS liên tục sự cố nhưng vẫn đang dẫn đầu thị phần môi giới chứng khoán

Sự cố này tiếp tục bị lặp lại trong phiên giao dịch mới đây 5/4. Tuy nhiên dường như lỗi này vẫn chưa làm "sứt mẻ" miếng bánh thị phần của VPS.

Đứng thứ 2, Chứng khoán SSI vững ngôi tiếp sau với 9,66%. CTCK này cho biết quý 1/2022, số lượng tài khoản mở mới tại SSI tiếp tục tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị giao dịch của SSI tăng trưởng 33% so với cùng kỳ. SSI cũng thắng nhiều giải thưởng dành cho CTCK tốt nhất và đáng chú ý nhất, theo SSI, thị trường trong quý I tiếp tục tăng trưởng với dòng tiền margin từ các nhà đầu tư nội vẫn là động lực chính.

Tại ngày 31/3/2022, SSI tiếp tục là CTCK có mức tăng trưởng dư nợ cho vay ấn tượng, đạt mức 20.600 tỷ đồng, tăng 106% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, SSI cũng là công ty đẩy mạnh cho vay margin nhất trên thị trường.

SSI mới đây cũng vừa phát đi thông báo đã hoàn thành nhận giải ngân hợp đồng vay tín chấp nước ngoài lớn nhất trong ngành – trị giá 148 triệu USD. Đây sẽ là nguồn lực để công ty hỗ trợ tài chính cho khách hàng với mức chi phí và khối lượng cạnh tranh, duy trì vị thế dẫn đầu thị trường về cho vay ký quỹ.

Đứng thứ 3 là Chứng khoán VNDirect với 8,01%. Trong đó, thị phần của VPS và VNDirect đều tăng so với quý trước đó.

Gây bất ngờ trong top 4, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đã vượt Chứng khoán TP.HCM (HSC) để chiếm vị trí này với thị phần 5, 55%, trong khi thị phần của HSC là 5,24%.

3 vị trí tiếp theo không có sự thay đổi về vị trí, lần lượt là Chứng khoán Mirae Asset, Chứng khoán MB và Chứng khoán Bản Việt với 5,01%, 4,52% và 4,42%.

Cuối cùng là hai vị trí cuối cùng trong top 10, Chứng khoán KIS Việt Nam thay Chứng khoán FPT chiếm vị trí thứ 9 với 3,27%, còn Chứng khoán FPT nằm ở cuối bảng với 3,24%.

Với thị phần giá trị giao dịch môi giới trái phiếu, HoSE không xếp hạng top 10 vì "không phát sinh". 

Kết thúc quý I/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.492,15 điểm, tăng 25,24% so với cùng kỳ năm 2021. Trong quý I/2022, khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt hơn 801,18 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị giao dịch bình quân phiên đạt trên 25.908 tỷ đồng/phiên, tăng lần lượt 23% về khối lượng và 67% về giá trị bình quân so với cùng kỳ năm 2021.

Giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài nhiều phiên ghi nhận tín hiệu tích cực trong 3 tháng đầu năm. Đáng chú ý, dù quý I/2022, nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng 6.986 tỷ đồng trên HOSE, nhưng lượng bán ròng đã giảm tới 62,53% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Dư nợ cho vay margin tăng kỷ lục đạt khoảng 230.000 tỷ đồng tương đương 10 tỷ USD, theo ước tính của VnDirect.

Có thể bạn quan tâm

  • Hạn chế dùng đòn bẩy margin

    Hạn chế dùng đòn bẩy margin

    04:50, 20/03/2022

  • Cẩn trọng với margin khi chứng khoán vào giai đoạn điều chỉnh

    Cẩn trọng với margin khi chứng khoán vào giai đoạn điều chỉnh

    04:30, 12/11/2021

  • Cổ phiếu DXG được cấp margin trở lại

    Cổ phiếu DXG được cấp margin trở lại

    16:20, 06/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quý I/2022, HoSE không phát sinh giá trị giao dịch môi giới trái phiếu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO