“Quyến rũ” khách hàng bằng trò chơi

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp nào cũng muốn khách hàng ở lại, tương tác trên ứng dụng của mình càng lâu càng tốt. VPBank có vẻ đang làm tốt điều đó với trò chơi “Hổ du hí, rinh tiền tỷ” ngay trên ứng dụng của mình.

>> 6 tháng đầu năm, VPBank đạt lợi nhuận hơn 15,3 nghìn tỷ đồng

Đây là một trò chơi nhập vai ngay bên trong ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO.

“Hổ du hí - Rinh tiền tỷ”

Theo giới thiệu từ VPBank, “Hổ du hí” là sản phẩm họ hợp tác với một đơn vị phát triển trò chơi trực tuyến, với cốt truyện chú hổ vàng săn tìm kho báu ở những địa điểm mô phỏng trên bản đồ Việt Nam.

Khách hàng có thể chơi trực tiếp trên ứng dụng của VPBank mà không cần cài đặt thêm ứng dụng nào khác. Khi chơi, khách hàng đăng nhập vào tài khoản, màn hình sẽ hiển thị thông tin về cách chơi, số lượt chơi hiện có và những phần quà nhận được nếu chiến thắng.

Lượt chơi sẽ được lấy từ các giao dịch trực tuyến thành công trên VPBank NEO. Tức là nếu giao dịch càng nhiều thì khách hàng càng có nhiều lượt chơi. Mỗi lượt chơi khách hàng sẽ nhập vai để săn tìm kho báu. Kho báu ở đây là những phần quà như tiền mặt, chuyến du lịch hoặc voucher điện tử được sắp xếp ngẫu nhiên và thay đổi liên tục.

Trò chơi này nhận được phản hồi khá tốt từ người dùng, với các nhận xét là thiết kế đẹp, chạy mượt, phù hợp với các khách hàng trẻ, giúp ứng dụng ngân hàng trở nên gần gũi hơn với khách.

Dĩ nhiên, VPBank làm ra trò này không chỉ để người dùng có cái mà chơi. Mà họ đang muốn tìm một cách để “dụ” khách hàng tương tác, giao dịch nhiều hơn, lâu hơn trên ứng dụng của mình. Phương pháp này được gọi là Trò chơi hóa giao dịch (mobile gamification).

p/Số lượng người tham gia Lắc Xì của Momo tăng dần qua các năm.

Số lượng người tham gia Lắc Xì của Momo tăng dần qua các năm.

Trò chơi hóa

Hiểu một cách đơn giản, “trò chơi hóa” là việc tích hợp trò chơi vào trong ứng dụng, sử dụng yếu tố hào hứng của trò chơi để thu hút khách, biến những trải nghiệm vốn dĩ tẻ nhạt trên ứng dụng trở nên hấp dẫn hơn. Các hoạt động của người chơi có thể là chơi để kiếm huy hiệu, cày lên hạng, hoặc tích điểm, đua với bạn bè.

Dữ liệu từ các nghiên cứu và khảo sát cho thấy “trò chơi hóa” là cách rất hữu hiệu để thu hút và tương tác với người dùng, có thể tăng độ tương tác và thỏa mãn của khách hàng lên đến 30%. Hay một khảo sát khác chỉ ra khi tích hợp trò chơi lên ứng dụng thì số lượng bình luận tăng 13%, chia sẻ qua mạng xã hội tăng 22% và tìm kiếm tăng 68%.

Nói đến sức mạnh của “trò chơi hóa” với marketing, không thể bỏ qua các yếu tố sau:

Thứ nhất, khiến khách hàng vui vẻ. Đối với doanh nghiệp, chẳng có gì quan trọng hơn việc khiến khách hàng vui vẻ và giữ tương tác. Rất nhiều nơi mất khách hàng chỉ sau một hoặc hai lượt sử dụng, không thể khai thác khách hàng về lâu về dài. Khi đó chơi trò chơi trên ứng dụng là một hoạt động thú vị để khách hàng gắn bó hơn, không nghĩ đến chuyện gỡ ứng dụng ra khỏi điện thoại.

Thứ hai, tiết kiệm nỗ lực marketing. Nhiều công ty phải đổ hàng đống tiền để ứng dụng của họ có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên khi có trò chơi, thì một người dùng có thể chia sẻ cho nhiều người khác, rủ rê bạn bè, giúp độ nhận diện và danh tiếng của ứng dụng lan xa hơn mà không tốn quá nhiều tiền marketing.

Thứ ba, quan trọng nhất, khiến khách hàng gắn bó và tương tác với app nhiều hơn. Một khi đã có trò chơi thì chắc chắn khách hàng tương tác nhiều hơn. Và tương tác nhiều đồng nghĩa công ty có thể kiếm thêm nhiều lợi nhuận. Dĩ nhiên từ việc khách hàng tương tác đến việc kiếm ra lợi nhuận không phải là một con đường dễ dàng. Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược cụ thể và đúng đắn để khai thác đúng tiềm năng từ phương pháp này.

Những chiến dịch thành công

Một khi đã chọn đúng hướng đi, thì chiến dịch “trò chơi hóa” rất dễ đạt được thành công. Trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều ví dụ minh họa về cách triển khai thành công một chiến dịch “trò chơi hóa”.
Chẳng hạn ứng dụng fitness NikeFuel của Nike. Trò chơi của ứng dụng này cũng rất đơn giản, chỉ là những người dùng sẽ thách đấu với nhau (về kết quả các bài tập thể lực) và chia sẻ kết quả hằng ngày.
Tuy đơn giản, thế nhưng trò này đem đến hiệu quả cao.

Đầu tiên là vì nó rất phù hợp với ứng dụng, một ứng dụng về thể lực. Bên cạnh đó vì thách đấu hằng ngày, do đó người dùng sẽ tương tác với ứng dụng rất thường xuyên, từ đó xây dựng được lòng trung thành với thương hiệu.

Ngoài ra, việc chia sẻ qua mạng xã hội để nhận được sự công nhận từ người khác (từ những lượt like, bình luận) cũng khiến người dùng tương tác nhiều hơn. Trên hết, nó xây dựng được một cộng đồng có tính tương tác, chia sẻ cao.

Ở Việt Nam, chiến dịch Lắc Xì của MoMo cũng là một ví dụ đáng được nhắc đến. Cách thức chơi không có gì phức tạp, người dùng thu thập lượt lắc từ các giao dịch/nhiệm vụ, sau đó lắc lì xì và nhận những món quà tương ứng. Qua các năm triển khai thì số lượng người tham gia 

  của Momo đều tăng. Năm 2019 là 5 triệu người, năm 2020 là 8 triệu và năm 2021 là 11 triệu.

Tuy nhiên, vì nền tảng của “trò chơi hóa” vẫn là “trò chơi”, nên trò chơi này phải hay, phải hấp dẫn được khách hàng, đồng thời lại phải gắn liền với cốt lõi dịch vụ của doanh nghiệp. Dĩ nhiên, đây không phải là một điều dễ dàng. Bởi vậy, tuy hiệu quả nhưng chúng ta vẫn không thường chứng kiến nhiều chiến dịch “trò chơi hóa”.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Quyến rũ” khách hàng bằng trò chơi tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711653114 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711653114 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10