Rà soát pháp luật: Điểm "vênh" giữa Luật Doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự

Diendandoanhnghiep.vn Luật Doanh nghiệp 2020 có một số quy định mâu thuẫn với quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 dẫn đến khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp liên quan...

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, mặc dù nhận được nhiều kỳ vọng, thế nhưng, Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn tồn tại một số điểm mới trong Luật không thực sự rõ ràng, thiếu hợp lý, có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn khi áp dụng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông,...  Không chỉ có vậy, các chuyên gia còn cho rằng, Luật doanh nghiệp năm 2020 còn một số quy định mâu thuẫn với quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), và chính sự mâu thuẫn này là một trong các nguyên nhân gây ra khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp liên quan trên thực tế.

Một số quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 còn mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự 2015 - Ảnh minh họa

Một số quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 còn mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự 2015 - Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, mâu thuẫn đầu tiên phải kể đến là quy định về tư cách pháp nhân, khái niệm doanh nghiệp khi BLDS 2015 quy định 4 điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân bao gồm: Phải được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan; Phải có cơ cấu tổ chức theo quy định của Điều 83 BLDS 2015; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Từ đó, Luật Doanh nghiệp 2020 xác định, các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần và Công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân bởi loại hình doanh nghiệp này không đáp ứng được hai điều kiện: Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với tài sản của cá nhân là chủ doanh nghiệp, đồng thời, trong quan hệ tố tụng tại Toà án và Trọng tài, doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh mình để tham gia với tư cách độc lập mà tư cách tham gia là của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tư nhân không thể là pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 75 BLDS 2015 quy định: “1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên; 2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác”.

Với quy định này, pháp luật dân sự lại công nhận tất cả các loại hình doanh nghiệp đều là pháp nhân thương mại, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân là mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp 2020.

mâu thuẫn đầu tiên phải kể đến là quy định về tư cách pháp nhân, khái niệm doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2020 mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự 2015  tại một số quy định về tư cách pháp nhân, khái niệm doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Cũng theo các chuyên gia, để thống nhất tất cả các khái niệm, thì cũng cần sửa đổi cả khái niệm doanh nghiệp tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Bởi như đã nêu, doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập với cá nhân là chủ doanh nghiệp, do đó, nếu nói doanh nghiệp tư nhân có tài sản là chưa thể hiện hết bản chất của nó, đối chiếu với định nghĩa doanh nghiệp tại khoản 10 Luật Doanh nghiệp 2020 còn có sự “vênh” nhau.

Không chỉ có vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 còn không thống nhất với BLDS 2015 về quy định thừa kế trong trường hợp xử lý phần vốn góp khi có thành viên, cổ đông, chủ doanh nghiệp tư nhân của công ty chết.

Thông tin với báo chí, Luật sư Phạm Văn Phát – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, Đối với Công ty TNHH hai thành viên, khoản 5 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự”.

Đối với Công ty TNHH một thành viên, khoản 3 Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty. Công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế. Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự”.

Đối với Công ty cổ phần, khoản 4 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần của cổ đông đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự”.

Còn Công ty tư nhân, khoản 3 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự”.

Theo Luật sư Phát, các quy định đã nêu chưa có sự thống nhất với quy định của BLDS 2015, bởi, theo Điều 622 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”.

“Cụ thể, khoản 5 Điều 53, khoản 3 Điều 78, khoản 4 Điều 127 và khoản 3 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 không đề cập đến trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, Điều 622 BLDS 2015 lại không đề cập đến trường hợp bị truất quyền thừa kế, trong khi đó, trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng di sản hoàn toàn khác với trường hợp bị truất quyền quyền thừa kế. Do vậy, các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm sự thống nhất với quy định của BLDS 2015”, Luật sư Phát phân tích.

Luật Doanh nghiệp 2020 còn có sự không thống nhất đối với quy định về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) với quy định về pháp nhân trong BLDS 2015.

Luật Doanh nghiệp 2020 còn có sự không thống nhất đối với quy định về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu TNHH MTV với quy định về pháp nhân trong BLDS 2015 - Ảnh minh họa

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 còn có sự không thống nhất đối với quy định về trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) với quy định về pháp nhân trong BLDS 2015.

Cụ thể, khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Nhằm đảm bảo nguyên tắc trung thực khi kê khai, góp vốn điều lệ, khoản 3 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định: “Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của Công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng Công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này”.

Trường hợp nếu hết 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ nếu chủ sở hữu Công ty TNHH MTV không đăng ký thay đổi vốn điều lệ thì chủ công ty phải chịu trách nhiệm theo khoản 4 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020: “Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ”.

Theo Luật sư Phạm Văn Phát – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, quy định như trên là chưa thống nhất với quy định về pháp nhân trong BLDS 2015, bởi, theo điểm c khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 thì tài sản của pháp nhân phải độc lập với tài sản của cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Xét ở góc độ trách nhiệm tài sản của pháp nhân thì thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân và ngược lại, pháp nhân cũng không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của mình. Trong khi đó, Công ty TNHH MTV cũng được xác định là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

“Theo Luật Doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ góp vốn của chủ sở hữu công ty TNHH MTV phát sinh từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ góp vốn thì Công ty TNHH MTV đã có tư cách pháp nhân. Như vậy, khi Công ty TNHH MTV đã có tư cách pháp nhân thì thành viên của pháp nhân không phải chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân”, Luật sư Phát phân tích.

Cũng theo Luật sư Phát, quy định chủ sở hữu Công ty TNHH MTV phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ tài chính của công ty trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ góp vốn cũng chưa thực sự phù hợp và chưa thống nhất với các quy định khác của Luật Doanh nghiệp. Bởi, nếu chủ sở hữu Công ty TNHH MTV góp đủ số vốn đã cam kết và công ty làm ăn bị thua lỗ thì chủ sở hữu cũng chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Do vậy, nếu chủ sở hữu Công ty TNHH MTV góp vốn không đủ, không đúng hạn thì cũng chỉ nên yêu cầu chủ sở hữu chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rà soát pháp luật: Điểm "vênh" giữa Luật Doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714022311 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714022311 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10