Rạng Đông và những câu hỏi

Diendandoanhnghiep.vn Làm thế nào để “phòng bệnh hơn chữa bệnh” khi sống trong không gian không bình thường như thế?

Một lần đi làm phóng sự phản ánh ô nhiễm môi trường sát một khu công nghiệp, tôi gặp nhiều người dân mang trong mình tâm trạng bức xúc đến mức… họ không muốn nói gì thêm nữa!

Nhưng tất cả nhân chứng tôi gặp đều chỉ có khả năng mô tả một cách chung chung về tình trạng ô nhiễm môi trường, đó là mùi hôi nồng nặc, lúa chết, nước ao hồ đổi màu bất thường…

Dĩ nhiên, cả phóng viên và nhiều cơ quan ở địa phương cũng không đủ kiến thức hóa học và công cụ để phân tích trong môi trường có những loại hóa chất nào độc hại. Có điều, bằng cảm quan - ai cũng có thể cảm nhận được sự nguy hiểm, dẫn đến hậu quả bệnh tật.

Vậy, làm thế nào để “phòng bệnh hơn chữa bệnh” khi sống trong không gian không bình thường như thế? Một bản khuyến nghị nhanh nhất từ cơ quan thẩm quyền là phương pháp tối ưu. Nhưng rất tiếc, không nhiều nơi phản ứng đủ nhanh!

Đến lúc này, hơn 10 ngày sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông - hậu quả lớn hơn rất nhiều những gì người ta tưởng. Hơn thế nữa, sự cố này còn phơi bày ra nhiều thứ, vốn được xem như bất cập cố hữu.

Khoảng 27 kg thủy ngân phát tán ra môi trường, 12/13 mẫu trầm tích vượt mẫu quy chuẩn tại điểm quan trắc sông Tô Lịch, cách cống gom xả nước thải nhỏ ngõ 320 Khương Đình vượt tới trên 6 lần; có 1 mẫu không khí vượt quy chuẩn trong khuôn viên bị cháy ở công ty…

Hơn 1.000 người phải đi khám sàng lọc, ẩn họa về sức khỏe chắc chắn chưa đong đếm hết trong ngắn hạn. Dù sao Rạng Đông cũng đưa ra lời xin lỗi công chúng, nhưng nếu linh hoạt hơn, hậu quả sẽ không nặng nề như thế.

Vụ cháy ở Công ty Rạng Đông còn làm lộ ra nhiều vấn đề nhức nhối (Ảnh tuoitre.vn)

Vụ cháy ở Công ty Rạng Đông còn làm lộ ra nhiều vấn đề nhức nhối (Ảnh tuoitre.vn)

1. Khi vụ cháy mới xảy ra, nhận thấy nguy hiểm, UBND phường Hạ Đình lập tức ban hành văn bản khuyến nghị: “Người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày; và cũng không được sử dụng nước tại các bể chứa nước hở trong bán kính 1km kể từ tâm đám cháy, do còn tồn dư nhiều khói bụi, không khí nhiễm bẩn…”

Không hiểu sao, cấp trên là UBND Quận cũng lập tức ký văn bản yêu cầu thu hồi văn bản khuyến nghị của phường? Vì lý do “không đủ thẩm quyền và nội dung chưa đủ cơ sở”.

Hai lý do mà Quận đưa ra đều rất chắc chắn và khó cãi - nó an toàn đến mức vì sự an nguy của mình mà bỏ qua mối họa về sức khỏe, sinh mạng người dân. Như đã thấy, hơn 1 tuần sau vụ cháy, cơ quan chức năng mới định lượng cụ thể mức độ ô nhiễm.

Nhưng sáng ngày 31/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị người dân không dùng thực phẩm, nguồn nước hở xung quanh đám cháy. Mặc dù lúc đó kết quả quan trắc vẫn bình thường, song “sự cố vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân”, Bộ này đánh giá.

Trong khoảng thời gian “nhạy cảm” này, người dân không thể ngừng ăn, ngừng uống, ngừng sinh hoạt, và nếu không ai đưa ra cảnh báo sớm, người dân chỉ biết “nhắm mắt đưa chân”.

Vấn đề cốt lõi ở đây là khả năng phản ứng với thiên tai, dịch họa trong thời điểm nước sôi lửa bỏng. Trong một nền hành chính nhiều cấp, nhiều tầng - mặt trái của nó là sự chậm trễ, thụ động “chờ chỉ đạo”, khi vấn đề “nóng” đi đủ vòng, đủ quy trình thành ra sự đã rồi.

UBND Quận căn cứ vào đâu để chỉ đạo thu hồi cảnh báo của phường? Chẳng lẽ một hệ thống cơ quan chuyên trách đồ sộ tham mưu giúp việc không đủ mẫn cảm để đưa ra cảnh báo ban đầu? Hay có khuất tất gì khác?

Không có một kế hoạch di dời dân, chẳng ai biết phải làm gì, những cái loa phường đều đặn phát mỗi sáng sớm giờ cũng không một động tĩnh gì về sự việc - mà đáng ra rất cần đến nó.

2. Vậy, cơ chế nào cho một sự linh hoạt để xử lý các vấn đề thảm họa có thể xảy ra? Phân quyền, phân cấp là một chuyện; sự dũng cảm, khả năng phán đoán, nắm chắc tình hình trên địa bàn là điều cần thiết đối với chính quyền cơ sở.

Sự việc này còn cho thấy một điều trớ trêu, sự nhanh nhạy, vì dân đôi khi bị cản trở bởi một thứ rất kinh điển “đúng quy trình”. Có phải vì thế mà đa số trở nên ì ạch, không biết bao nhiêu sự đình trệ khi gặp phải sự chồng chéo quyền hành, trách nhiệm, trên nóng ran còn dưới lạnh tanh!

Sự việc quá rõ ràng, không chỉ là công ty Rạng Đông mà UBND Quận cần phải xem lại cách hành xử của mình, cũng rất cần thiết hủy bỏ kiểm điểm phường và gửi lời xin lỗi tới nhân dân khu vực bị nạn. Vì biểu hiện bưng bít sự thật, năng lực xử lý sự cố yếu kém, thiếu trách nhiệm với sức khỏe và tính mạng của người dân.

3. Còn bao nhiêu “quả bom” như Rạng Đông trong khu dân cư? Sự thật là không ai biết… cho đến khi xảy ra sự cố. Có bao nhiêu doanh nghiệp sử dụng chất cực độc như thủy ngân, lưu huỳnh, chì, thậm chí phóng xạ? Đáng tiếc là cũng không ai biết rõ - nếu hiểm họa vẫn ở trạng thái nguy cơ!

Riêng TP.HCM có hơn 10.000 cơ sở sản xuất cần di dời ra khỏi khu dân cư, trong đó 141 cơ sở đã gây ô nhiễm trầm trọng, 300.000 hộ kết hợp sản xuất, kinh doanh… đó chẳng khác nào những quả “bom” chờ nổ!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rạng Đông và những câu hỏi tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714182612 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714182612 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10