Rủi ro tiềm ẩn từ các doanh nghiệp P2P Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cảnh báo về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.

Với cảnh báo nói trên của Bộ KH&ĐT, PV Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi với ông Trần Việt Vĩnh – CEO & Founder Fiin về vấn đề này.
CEO & Founder của Fiin ông Trần Việt Vĩnh.

CEO & Founder của Fiin Trần Việt Vĩnh.

- Thưa ông, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tràn lan trong lĩnh vực P2P lending ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng ra sao tới nền tài chính trong nước?

Nhiều doanh nghiệp P2P lending nước ngoài dưới vỏ bọc là công ty đăng ký trong nước đã hoạt động kiểu tranh thủ trục lợi với phương thức cho vay online cùng thủ tục quá dễ dãi, nhưng sau đó thu lãi, phí khủng, tạo tâm lý và thói quen tiêu cực cho người dân.

Khi nhiều người có hành vi cố tình bùng nợ, doanh nghiệp P2P ngoại lại áp dụng các biện pháp đòi nợ kiểu khủng bố người vay và người thân của họ… Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới nền tài chính trong nước, bởi nó làm cho một bộ phận người vay có thói quen và tư tưởng vay để bùng nợ, có nguy cơ làm nợ xấu tăng cao. Đồng thời, việc các doanh nghiệp P2P ngoại đòi nợ kiểu khủng bố/làm phiền tới người dân sẽ tạo tâm lý tiêu cực cho xã hội, dễ dẫn tới hệ luỵ là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong lĩnh vực Fintech có thể bị ảnh hưởng trong việc phát triển dịch vụ hoặc được xét tham gia chương trình pháp lý thí điểm trong tương lai.        

- Ông đánh giá ra sao về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp P2P Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay? 

Đã có nhiều doanh nghiệp/cá nhân của Trung Quốc tranh thủ thị trường P2P Việt Nam chưa có đầy đủ quy định pháp lý rõ ràng để đẩy mạnh cung ứng dịch vụ cho vay nặng lãi nhằm hớt váng thị trường. Thời gian qua, mặc dù cơ quan công an đã truy quét và triệt phá nhiều vụ việc lớn, tuy nhiên hiện tượng nói trên vẫn đang tái diễn.  

Thị trường Việt Nam đang hấp dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào P2P lending. (Ảnh minh họa).

Thị trường Việt Nam đang hấp dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào P2P lending. (Ảnh minh họa).

- Việc các doanh nghiệp P2P nước ngoài chuyển hướng hoạt động sang Việt Nam sẽ gây áp lực cạnh tranh ra sao đối với các doanh nghiệp P2P nội, thưa ông?

Ở góc nhìn tích cực, đây là tín hiệu tốt chứng tỏ nhu cầu thị trường P2P Việt Nam rất lớn, kéo được sự quan tâm và tham gia của nhiều tổ chức nước ngoài. Đồng thời dưới áp lực phải cạnh tranh, các doanh nghiệp P2P nội sẽ có thể trở nên mạnh mẽ hơn, tốc độ thay đổi để thích ứng sẽ nhanh hơn. Nhưng cùng với đó, nếu các doanh nghiệp P2P trong nước muốn hoạt động nghiêm túc, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cũng không phải dễ dàng gì, vì họ phải cạnh tranh với doanh nghiệp P2P nước ngoài có nguồn lực tài chính lớn/mạnh và có nhiều thủ đoạn không lành mạnh. 

Đáng chú ý, những doanh nghiệp P2P nội bị gỡ ứng dụng (app) trên kho ứng dụng của Apple hoặc Google, nhưng doanh nghiệp P2P ngoại vẫn được duyệt đưa ứng dụng lên đó. 

- Theo ông, với cảnh báo của Bộ KH&ĐT, cần phải có một khung quản lý ra sao đối với các doanh nghiệp P2P lending tại Việt Nam? 

Cần sớm có khung pháp lý thí điểm để các doanh nghiệp hoạt động nghiêm túc, giúp sàng lọc các doanh nghiệp trục lợi hay làm ẩu, và các bên tham gia đều được bảo vệ quyền lợi đầy đủ, chính đáng. 

Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rủi ro tiềm ẩn từ các doanh nghiệp P2P Trung Quốc tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713980827 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713980827 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10