Rủi ro từ việc cho thuê đất

Nguyễn Hùng 24/06/2018 04:11

Vì sao chính quyền thị xã Bến Cát (Bình Dương) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho cá nhân trên phần diện tích đất có nguồn gốc của gia đình có công?

Đây là vấn đề đang rất cần câu trả lời thỏa đáng từ phía các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương.

p/Khu đất thổ mộ của gia đình bà Nguyễn Thị Vấn bị bà Cái Lấn chiếm, trồng cây cao su và được chính quyền thị xã Bến Cát, hợp thức hóa, cấp 04 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khu đất thổ mộ của gia đình bà Nguyễn Thị Vấn bị bà Cái Lấn chiếm, trồng cây cao su và được chính quyền thị xã Bến Cát, hợp thức hóa, cấp 04 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thuê đất rồi ”biến thành chuyển nhượng”

Theo đơn thư phản ánh của gia đình bà Nguyễn Thị Vấn có địa chỉ tại quận 3, TP HCM, gửi cho báo DĐDN nêu: Vào khoảng những năm 50, bà Nguyễn Thị Vấn (Tám), được cha mẹ chia cho một khu đất dùng để trồng lúa và đất thổ mộ (đất dùng để chôn cất những người thân trong gia tộc) tại ấp Kiến An, xã An Điền, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé (nay là thị xã Bến Cát, Bình Dương). Đất có giấy tờ điền thổ được lập vào năm 1958 và vẫn đang được gia đình bà Vấn bảo quản, lưu giữ. Và minh chứng cho điều này “hiện tại những ngôi mộ của gia đình bà vẫn đang tồn tại trên khuôn viên khu đất và được gia đình trông coi từ đó tới nay”.

Cũng theo đơn phản ánh, gia đình bà là gia đình có công với cách mạng. Hai người anh của bà đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Bản thân bà là giao liên từ năm 1946 – 1950, tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước, gia đình bà bị truy bắt và thu gom vào ấp chiến lược của giặc. Sau này hòa bình lập lại, gia đình bà ở quận 3, TP HCM, phần đất trồng lúa và thổ mộ tại Bến Cát, Bình Dương vẫn tiếp tục được gia đình quản lý và sử dụng. Đến năm 1988, bà Nguyễn Thị Cái là người dân sống gần ở đó đã thuê lại một phần diện tích đất nêu trên để trồng lúa. Tuy nhiên, không biết “bằng cách nào mà bà Cái đã hợp thức hóa diện tích đất nêu trên từ việc “thuê đất” thành “chuyển nhượng”. Trong khi, cả chính quyền địa phương và bà Cái, đều không có bất cứ một tài liệu hay giấy tờ nào chứng minh việc bà Vấn chuyển nhượng cho bà Cái phần diện tích đất nêu trên.

br class=

Trích lục địa bộ của gia đình bà Vấn thời kỳ trước

Chính quyền “bác đơn” khó hiểu

Trao đổi với DĐDN, bà Trần Thị Ngọc Điệp (con ruột bà Vấn), cho biết, gia đình tôi đã làm đơn khiếu nại gửi tới UBND tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương) đề nghị được giải quyết. Và ngày 8/9/1995, UBND tỉnh Sông Bé ra thông báo số 166 yêu cầu UBND huyện Bến Cát giải quyết đơn khiếu nại của bà Vấn (Tám). Ngày 18/10/1996, Hội đồng tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân huyện Bến Cát, đã họp và đi đến thống nhất để trả lời cho gia đình tôi. Tuy nhiên, nội dung trả lời lại ghi: khu đất bà Tám tranh chấp không có cơ sở để giải quyết vì: “bà Tám không có nhu cầu sử dụng đất đai; Nhà ở đã ổn định tại TP HCM từ năm 1953 tới nay…”. Do đó, UBND huyện Bến Cát bác đơn khiếu nại tranh chấp đất đai (đòi lại đất) của gia đình bà Tám.

Không đồng ý trước những quyết định của UBND huyện Bến Cát, gia đình bà Tám tiếp tục làm đơn kêu cứu gửi đi khắp nơi xin được can thiệp. Tuy nhiên, đã nhiều năm trôi qua, vụ việc vẫn cứ chìm vào quên lãng, không có một cơ quan nào đứng ra giải quyết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rủi ro từ việc cho thuê đất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO