Rủi ro với toàn cầu hóa

HẢI ĐĂNG 05/10/2018 11:01

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi chủ nghĩa dân tộc, thay vì toàn cầu hóa có thể sẽ dẫn tới thực trạng người dân Mỹ chỉ tiêu thụ hàng nội địa và cản trở tự do thương mại toàn cầu.

Phát biểu tại Kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐLHQ) vừa qua, ông Trump khẳng định: "Chúng tôi bác bỏ tư tưởng toàn cầu hóa và tin tưởng vào chủ nghĩa dân tộc ".

p/Phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: “Chúng tôi bác bỏ tư tưởng toàn cầu hóa và tin vào chủ nghĩa dân tộc”.

Phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: “Chúng tôi bác bỏ tư tưởng toàn cầu hóa và tin vào chủ nghĩa dân tộc”.

Mỹ chống chiêu bài toàn cầu hoá

Bên cạnh việc nêu bật thành công của đàm phán thương mại tự do (FTA) với Mexico và Hàn Quốc, ông Trump lên tiếng chỉ trích những nước đã lợi dụng toàn cầu hoá để bán phá giá sản phẩm, ép buộc chuyển giao công nghệ và đánh cắp sở hữu trí tuệ. “Nhiều nước tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lại đang vi phạm mọi nguyên tắc mà tổ chức này đặt làm nền tảng”, ông Trump nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Toàn cầu hóa và

    Toàn cầu hóa và "mối họa" độc tôn

    04:40, 29/09/2018

  • Toàn cầu hóa và mối họa

    Toàn cầu hóa và mối họa "song phương hóa"

    22:07, 27/09/2018

  • Tổng thống Trump: “Nước Mỹ bác bỏ tư tưởng toàn cầu hóa”

    Tổng thống Trump: “Nước Mỹ bác bỏ tư tưởng toàn cầu hóa”

    04:30, 27/09/2018

  • Trung Quốc có dễ “thế chân” Mỹ thực hiện toàn cầu hóa?

    Trung Quốc có dễ “thế chân” Mỹ thực hiện toàn cầu hóa?

    12:01, 20/08/2018

  • Chủ tịch APEC CEO Summit 2017: Toàn cầu hóa là tất yếu

    Chủ tịch APEC CEO Summit 2017: Toàn cầu hóa là tất yếu

    18:40, 10/11/2017

  • Thủ tướng Trung Quốc:

    Thủ tướng Trung Quốc: "Toàn cầu hoá mang lại lợi ích cho tất cả các nước”

    15:26, 27/06/2017

  • APEC: Toàn cầu hoá và khu vực “tổn thương”

    APEC: Toàn cầu hoá và khu vực “tổn thương”

    09:29, 23/06/2017

  • Thủ tướng:

    Thủ tướng: "Dù ủng hộ hay không ủng hộ toàn cầu hóa, đó vẫn là xu thế tất yếu"

    17:50, 05/06/2017

  • Khoa học công nghệ sẽ “thống trị” quá trình toàn cầu hóa   

    Khoa học công nghệ sẽ “thống trị” quá trình toàn cầu hóa  

    14:05, 02/06/2017

  • Vì sao Trung Quốc ủng hộ toàn cầu hóa?

    Vì sao Trung Quốc ủng hộ toàn cầu hóa?

    09:36, 03/04/2017

Ông Trump cho rằng nước Mỹ đã mất hơn 3 triệu việc làm và 60.000 nhà máy sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Nhưng rồi người đứng đầu nước Mỹ khẳng định: “Những ngày ấy đã qua, chúng tôi sẽ không để công nhân của mình trở thành nạn nhân, các Cty của mình bị lừa gạt và sự thịnh vượng của nước Mỹ bị trấn lột”.

Trong thời gian qua, Mỹ đã áp thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, nâng tổng số hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ bị đánh thuế lên 250 tỷ USD và đe dọa sẽ tiếp tục đánh thuế bổ sung đối với 267 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Không chỉ gây sức ép thuế quan với Trung Quốc, mà chính quyền Trump đã áp thuế quan đối với nhiều quốc gia khác, kể cả các đồng minh thân cận của mình. Ngoài ra, với chính sách thương mại song phương thay vì đa phương, ông Trump thực chất muốn phát huy ưu thế của Mỹ về công nghệ, tài chính - tiền tệ, quy mô thị trường… trong các đàm phán thương mại song phương với từng đối tác vì các nước cần Mỹ hơn là nước này cần các nước. Tất cả những điều này đã và đang cản trở tự do thương mại toàn cầu.

Những tác động nhãn tiền

Thông điệp của Tổng thống Trump trong tuần qua đã phát đi tín hiệu rằng, chính quyền của ông sẽ leo thang hơn nữa cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, cũng như khẳng định quyết tâm của Nhà Trắng trong việc thay đổi tính chất quan hệ Mỹ-Trung.

  Chiến lược “Nước Mỹ là trên hết, cộng với các biện pháp thuế quan bảo hộ mậu dịch của chính quyền Trump đã và đang có nguy cơ cản trở thương mại toàn cầu và phá vỡ quy luật toàn cầu hóa.

Nhiều chuyên gia lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ- Trung có thể dẫn tới chiến tranh lạnh về kinh tế. Theo đó, một mặt, Mỹ sẽ tiếp tục tìm cách khiến Trung Quốc chấm dứt những thủ đoạn đánh cắp sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ,…; đồng thời bảo vệ công nghệ then chốt và khả năng cạnh tranh cốt lõi của các doanh nghiệp Mỹ.

Mặt khác, Mỹ sẽ tiếp tục cắt giảm thuế trong nước, nâng cao chất lượng lao động, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thêm cơ hội việc làm, tăng tiền lương, góp phần nâng cao niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ triển sản xuất và thúc đẩy chiến lược chấn hưng kinh tế của Tổng thống Trump.

Với môi trường kinh tế như thế sẽ tạo thành động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp nội địa, tăng cường thu hút các doanh nghiệp nước ngoài và cả của Trung Quốc tới đầu tư tại Mỹ. Điều này cộng với các biện pháp thuế quan của Mỹ không chỉ khiến Trung Quốc mất dần vị thế trên trường quốc tế, mà còn giúp Trump hiện thực hóa chiến lược “Nước Mỹ là trên hết”. Tuy nhiên, chiến lược này của Trump sẽ phá vỡ quy luật toàn cầu hóa.

Không chỉ Mỹ đang cản trở quá trình toàn cầu hóa, mà Trung Quốc cũng đang làm “méo mó” quá trình này bằng cách tạo ra “bẫy nợ” cho các nước châu Á và châu Phi thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”, cũng như tăng cường các thương vụ M&A để tìm kiếm bí quyết công nghệ phục vụ cho chiến lược “Made in China 2025”.

Bên cạnh đó, sự ra đời của robot, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ in 3D... khiến mọi hoạt động dần chuyển sang tự động hóa. Khi đó, xu hướng sản xuất cho thị trường nội địa sẽ gia tăng nhanh chóng, với quy mô ngày càng lớn. Ngày càng có nhiều sản phẩm sẽ được sản xuất trong nước, dẫn tới nhu cầu thương mại quốc tế trong sản xuất hàng hoá giảm dần. Điều này cũng là một trong những tác nhân cản trở quá trình toàn cầu hóa.

Ngoài ra, việc Vương quốc Anh quyết định rời bỏ Liên minh châu Âu (Brexit) cũng được đánh giá biểu hiện rõ nét nhất của xu hướng chống toàn cầu hóa. Nếu quá trình Brexit của Anh thành công, có thể sẽ kéo theo nhiều quốc gia khác là thành viên của EU tìm cách rút khỏi khối này. Điều này cũng có thể sẽ khiến những khu vực có ý định hình thành thị trường chung phải thận trọng hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rủi ro với toàn cầu hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO