Rừng Quảng Nam "biến mất" 2.850 ha có ảnh hưởng đến giao dịch tín chỉ các-bon?

Diendandoanhnghiep.vn Liệu rừng bị mất có ảnh hưởng đến việc thí điểm bán tín chỉ các-bon rừng mà Chính phủ cho Quảng Nam triển khai thì điểm có ảnh hưởng đến nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng…?

>>Quảng Nam: Doanh nghiệp ám ảnh giải phóng mặt bằng

Báo cáo phúc trình của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam hôm 29/4 do Giám đốc Sở Phạm Viết Tích cho biết kết quả cập nhật diễn biến rừng năm 2021, tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn toàn tỉnh là 463.356,77 ha, giảm 2.850,44 ha so với năm 2020. Do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do mưa bão gây sạt lở địa bàn miền núi khiến rừng tự nhiên suy giảm.

"Vào cuối năm 2020, do mưa bão kéo dài, đặc biệt là trong tháng 10 năm 2020 gây sạt lở nên nhiều diện tích rừng tự nhiên bị giảm, vì tình hình thời tiết mưa bão phức tạp nên đến năm 2021 các địa phương mới tiếp cận hiện trường để tổ chức đo đếm, cập nhật vào hệ thống theo dõi diễn biến rừng năm 2021 với diện tích rừng tự nhiên bị giảm là 1.992,06 ha. Chủ yếu tại 4 huyện miền núi cao của tỉnh"- Ông Tích cho biết.

ông Lê Trí Thanh trong một chuyến kiểm tra rừng bị tàn phá tại miền núi.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trong một chuyến kiểm tra rừng bị tàn phá tại miền núi.

Ngoài tác động của thời tiết cực đoan gây mưa bão, sạt lở núi còn có thời tiết nắng nóng kéo dài nên đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng gây thiệt hại 143,24 ha rừng tự nhiên.

Tình trạng phá rừng tự nhiên đã được cơ bản khống chế. Tuy nhiên, theo ông Tích do địa bàn phức tạp, lâm tặc vẫn còn hoạt động. Đã phát hiện tình trạng phá rừng trái phép gây thiệt hại hơn 17 ha và đã được cơ quan chức năng xử lý theo qui định của pháp luật.

Ngoài ra, do yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng miền núi như hạ tầng giao thông, điện… đã khiến rừng tự nhiên bị mất 26,56 ha.

Để tăng cường quản lý diện tích rừng tự nhiên, trong năm 2021, các Hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng đã ứng dụng công nghệ trong việc đánh giá, theo dõi hiện trạng rừng, đồng thời tổ chức lực lượng rà soát diện tích rừng tự nhiên ngoài thực địa để đối chiếu với hồ sơ quản lý và đã lập hồ sơ bóc tách những diện tích là rẫy sản xuất, rừng trồng của người dân, các loại đất trống bị chồng lấn trên dữ liệu rừng tự nhiên nên đã bóc tách và cập nhật giảm 1.038,97 ha rừng tự nhiên trên địa bàn toàn tỉnh, chủ yếu là rừng phục hồi và rừng nghèo kiệt, cụ thể tại các huyện miền núi của tỉnh.

a

Mỗi năm Quảng Nam có thể thu về khoảng 5 triệu USD từ việc bán tín chỉ các-bon rừng. 

Đồng thời, các đơn vị, địa phương đã rà soát cập nhật những diện tích đất chưa có rừng trạng thái DT2 (đất trống có cây gỗ tái sinh) trước đây nay đã phát triển thành trạng thái rừng phục hồi và rừng nghèo với tổng diện tích tăng thêm 368,28 ha rừng tự nhiên.

Ông Phạm Viết Tích khẳng định do những nguyên nhân trên, nên trong năm 2021, tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh biến động giảm 2.850,44 ha.

Với quyết tâm bảo vệ rừng tự nhiên để triển khai  chủ trương thí điểm kinh doanh tín chỉ các-bon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua chống mất rừng và suy thoái rừng; quản lý bền vững tài nguyên rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD+) tại Quảng Nam được Chính phủ cho phép triển khai thí điểm vào tháng 5 năm ngoái 2021. Thời hạn triển khai trong 5 năm 2021-2025

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh khẳng định: qua tính toán, nếu đề án được Thủ tướng phê duyệt, mỗi năm Quảng Nam có thể thu về khoảng 5 triệu USD từ việc bán tín chỉ các-bon rừng. Hiện nay, có 5 công ty nước ngoài đăng ký mua lại giấy phép/tín chỉ các-bon rừng.

Tín chỉ các-bon là giấy phép cho phép mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh phát thải khí CO2. Mỗi tín chỉ các-bon được xác nhận là 1 tấn CO2, hoặc 1 tấn khí nhà kính khác quy đổi ra 1 tấn CO2, gọi chung là 1 tấn CO2 (viết tắt là CO2e).

Tín chỉ các-bon rừng được xác định từ lượng CO2 hoặc CO2e được tạo ra từ hoạt động REDD+. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ các-bon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường các-bon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính thông qua REDD+. Hiện trên thị trường thế giới mỗi tín chỉ giá khoảng 5 USD.

Hy vọng với quyết tâm bảo vệ rừng tự nhiên, cũng như trồng mới diện tích, phục hồi rừng, nguồn thu bán tín chỉ Các-bon từ rừng sẽ giúp cải thiện sinh kế đồng bào dân tộc miền núi. Đó là chưa tính hết giá trị của rừng sau 100 năm nếu được bảo vệ nghiêm ngặt.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh khẳng định sẽ kiên quyết xử lý tình trạng phá rừng. Đồng thời tăng cường công tác bảo vệ, trồng mới và phục hồi tái sinh diện tích rừng bị mất do thiên tai và tác động của sinh kế với quyết tâm triển khai thành công việc bán tín chỉ các-bon rừng ra thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rừng Quảng Nam "biến mất" 2.850 ha có ảnh hưởng đến giao dịch tín chỉ các-bon? tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711704508 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711704508 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10