Sắc lệnh mới của Trung Quốc: Tăng cường các hoạt động trong “vùng xám”

Diendandoanhnghiep.vn Sắc lệnh mới có thể mở đường cho các can thiệp quân sự quy mô hạn chế của Trung Quốc. Đài Loan và một số quốc gia ven Biển Đông có thể là đối tượng nhắm đến hàng đầu.

Sắc lệnh quân sự mới của Trung Quốc ra đời trong bối cảnh nước này có xu hướng sử dụng nội luật để tạo củng cố cơ sở pháp lý cho các hoạt động gây tranh cãi. (Nguồn: Getty)

Sắc lệnh quân sự mới của Trung Quốc ra đời trong bối cảnh nước này có xu hướng sử dụng nội luật để tạo củng cố cơ sở pháp lý cho các hoạt động gây tranh cãi. Nguồn ảnh: Getty

Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký sắc lệnh mới, điều chỉnh các hoạt động quân sự “phi chiến tranh”. Sắc lệnh gồm 59 điều/6 chương và có hiệu lực từ ngày 15/6. 

Theo đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu xác nhận thông tin, sắc lệnh mới sẽ cho phép quân đội Trung Quốc thực hiện “các hoạt động quân sự đặc biệt” ở nước ngoài. Trung Quốc có thể ngăn chặn hiệu ứng lan tỏa từ các điểm nóng, bất ổn trong khu vực, bảo vệ các tuyến vận tải trọng yếu, lĩnh vực đầu tư và người dân Trung Quốc ở nước ngoài.

Dĩ nhiên, giới quan sát quốc tế đặc biệt lưu ý đến khả năng Bắc Kinh sử dụng cơ sở pháp lý này để biện minh cho các cuộc can thiệp vũ trang. Bởi vì, sắc lệnh trên được đưa ra trong thời điểm căng thẳng Đài Loan, hay Biển Đông vẫn tiếp diễn (có liên quan đến các động thái từ phía Bắc Kinh như thả mảnh vụn vào máy bay Australia, vào không phận Đài Loan (Trung Quốc), ra lệnh cấm bắt cá đơn phương hay tập kết tàu cá tại Biển Đông) và xung đột tại Ukraine kéo dài.

Mặt khác, sắc lệnh cũng ra đời trong bối cảnh Trung Quốc có xu hướng sử dụng nội luật để tạo củng cố cơ sở pháp lý cho các hoạt động gây tranh cãi, ví dụ như Luật Hải cảnh hay Luật An toàn hàng hải năm 2021. Cũng như việc Trung Quốc vừa ký thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon. Chính sách mới này có thể tạo cơ sở pháp lý để Trung Quốc can thiệp quân sự tại quốc đảo này.

Quân đội Trung Quốc hiện gồm 1,9 triệu binh lính. (Ảnh: Reuters)

Quân đội Trung Quốc hiện gồm 1,9 triệu binh lính. Nguồn ảnh: Reuters

>> Trung Quốc phải tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông

>> Việt Nam nói gì về việc máy bay Australia bị Trung Quốc chặn ở Biển Đông?

>> Trung Quốc lại "gây nguy hiểm" trên Biển Đông

Theo một số chuyên gia nghiên cứu quốc tế, chính sách mới của Bắc Kinh có điểm giống với chính sách của Nga được đưa ra cách đây ít tháng, cho phép quân đội tiến hành các “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở nước ngoài, mà không tuyên bố chiến tranh. Ví dụ cụ thể là chiến sự tại Ukraine của Nga bị cộng đồng quốc tế lên án là “cuộc xâm lược”, nhưng Nga kiên quyết khẳng định đây chỉ là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Cụ thể, Chuyên gia Eugene Kuo Yujen - Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Đài Loan, khẳng định chính sách nói trên của Bắc Kinh là “bản sao” chính sách can thiệp quân sự hạn chế của Nga. Theo ông, “sau những gì đã xảy ra ở Ukraina, điều này gửi đi một tín hiệu đầy đe dọa đến Đài Loan, Nhật Bản và các quốc gia ven Biển Đông”.

Đặc biệt, sắc lệnh mới này đặt bán đảo Đài Loan trước nguy cơ mới. Đó là, nhìn từ quan điểm của Bắc Kinh, Đài Loan vốn dĩ là một phần lãnh thổ của nước này và sứ mệnh thống nhất Đài Loan trong tương lai sẽ chỉ là sự tiếp nối của cuộc nội chiến còn dang dở năm 1949.  Như vậy, đây là nỗ lực để xác định rằng một cuộc can thiệp quân sự trong tương lai vào Đài Loan sẽ là một hoạt động “phi chiến tranh”.

Ngoài ra, ai cũng biết thực tế, từ trước tới nay cho thấy, Trung Quốc đã mở rộng lãnh thổ của mình bằng cách sử dụng cái gọi là “hoạt động quân sự phi chiến tranh”. Không nói đâu xa xôi, chỉ cần lấy “đường lưỡi bò” liếm trọn Biển Đông mà Trung Quốc tự vẽ ra bất chấp công pháp quốc tế, mặc kệ phản ứng của cộng đồng quốc tế, cũng như dư luận các nước bị ảnh hưởng của nó.

Tiến sĩ Satoru Nagao tại Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ nhận định: “Khi bắt đầu xây dựng hạ tầng ở các đảo nhân tạo tại Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố các đảo này không nhằm mục đích quân sự, thay vào đó, chúng hữu ích cho việc cứu hộ. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc đã triển khai tên lửa trên quần đảo này. Như vậy dùng cái cớ “hoạt động quân sự phi chiến tranh”, Bắc Kinh đã có thời gian xây dựng một pháo đài quân sự”.

Nhìn lại, từ 2009 trở lại đây, Trung Quốc đã ngày càng gia tăng các hành động hung hăng trên Biển Đông. Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc vẫn là độc chiếm Biển Đông. Tuy nhiên, để tránh sự công kích từ Mỹ và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã sử dụng “chiến thuật vùng xám” để vẫn đạt được mục đích mà không bị coi là  “xâm chiếm bằng vũ lực”.

Đặc biệt, Mỹ và các nước Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông đang gặp khó khăn nhất định trong việc đối phó với chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh.

Có thể nói, từ tham vọng độc chiếm Biển Đông đã sinh ra “chiến thuật vùng xám” và Trung Quốc trở nên hung hăng hơn. Họ thúc đẩy các hoạt động nằm ở ranh giới giữa hòa bình và chiến tranh mà vốn vẫn được biết đến là “vùng xám”.

Và sắc lệnh mới này, suy cho cùng đây là chỉ dấu cho việc Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng áp dụng “chiến thuật vùng xám” tại Biển Đông nói riêng trong thời gian tới. Tức là, các hành động với mục tiêu gây tổn hại cho các quốc gia khác, nhưng nằm dưới mức “chiến tranh”.

Do đó, bản thân các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của “đường lưỡi bò”, trong đó có Việt Nam cũng cần phải sẵn sàng chủ động đối phó với chiến thuật này của Trung Quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sắc lệnh mới của Trung Quốc: Tăng cường các hoạt động trong “vùng xám” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710823782 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710823782 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10