"Sạch" pháp lý cho dự án bất động sản

Diendandoanhnghiep.vn Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi nhằm duy trì hoạt động ổn định cho những doanh nghiệp bất động sản và tháo gỡ vướng mắc pháp lý để các dự án trở nên “sạch”.

>>> Doanh nghiệp bất động sản lao đao vì “khát vốn"

Những doanh nghiệp bất động sản đã đóng góp rất lớn cho kinh tế chung cả nước. Đặc biệt các chủ đầu tư bất động sản có quy mô hầu hết đều tham gia các dự án bất động sản du lịch lớn. Bất động sản phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan như xây dựng, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, có những biến cố không ai có thể lường trước được đã gây đổ vỡ thị trường bất động sản Việt Nam.

Những biến cố bất lợi

Thực tế đã xuất hiện những biến cố vô cùng nghiêm trọng và bất ngờ trên thế giới đó là đại dịch Covid-19 và chiến tranh Đông Âu. Hai biến cố này tác động gián tiếp gây bất lợi cho ngành bất động sản. Chủ đầu tư không thể đưa vào khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch bởi không có khách du lịch quốc tế. Tình trạng nguồn cung quá lớn so với cầu, gây ra tồn đọng sản phẩm. Tỉ lệ sản phẩm đưa vào khai thác quá thấp và giá khai thác cạnh tranh khốc liệt khiến nhiều khách sạn, resorts, khu vui chơi giải trí cho đến bây giờ vẫn phải đóng cửa.

Bên cạnh đó, việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư và triển khai nhiều dự án thiếu sự tính toán khoa học và có sự điều chỉnh phù hợp khi có biến động. Trái phiếu huy động thường có lãi suất cao, có khi lên đến hơn 15%/năm. Do đó, doanh nghiệp “chỉ gồng gánh” 2 năm là hết phần vốn đối ứng. Những biến động bất lợi trong nước và quốc tế lên đến 3 năm và nay đã bước sang năm thứ tư. Đây là nguyên nhân có tính chất bất khả kháng khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ bị rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn, không có nguồn tiền trả lãi, và trả gốc.

Trên thực tế, doanh nghiệp bất động sản nuôi bộ máy nhân sự rất lớn nhưng trong hệ sinh thái ngành bất động sản nguồn nhân lực còn lớn hơn rất nhiều, khi khó khăn ập đến không chỉ người lao động tại doanh nghiệp bất động sản sẽ mất việc mà còn kéo theo công ăn việc làm và sự sụp đổ của hàng loạt các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho ngành bất động sản bao gồm: các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, các nhà thầu thi công xây dựng và cả các ngành tài chính, ngân hàng, tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế, quản lý dự án…

Vai trò điều tiết thị trường

Để tháo gỡ những khó khăn cho ngành bất động sản cũng như xây dựng và vật liệu xây dựng, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi nhằm duy trì hoạt động ổn định cho những doanh nghiệp bất động sản và toàn bộ hệ sinh thái của ngành này bao gồm xây dựng và vật liệu xây dựng, một ngành đã có nhiều đóng góp cho quốc gia bằng những công trình làm thay đổi diện mạo đô thị cũng như cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian qua.

>>> Giải bài toán cung cầu bất động sản

Chính phủ cần có phương án phù hợp để các doanh nghiệp bất động sản được tiếp cận vốn dễ dàng hơn nhằm trang trải các khoản nợ đến hạn. Hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán với các trái chủ về thời hạn thanh toán các khoản vay để không phải huy động một lượng tiền khổng lồ xử lý các khoản nợ ngay lập tức khi đến hạn, tránh các công ty bất động sản có triển vọng lớn bị lâm nạn do rủi ro thị trường rơi vào các doanh nghiệp nước ngoài cũng đồng nghĩa với sự thiếu năng lực tự chủ và tiếp tục phụ thuộc vào nước ngoài trong một ngành mà chúng ta đã rất nỗ lực để làm chủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế khi giảm đáng kể suất đầu tư trong xây dựng.

Chính phủ cũng cần tháo gỡ vướng mắc pháp lý của các dự án để các dự án đó trở nên “sạch”

Chính phủ cần tháo gỡ vướng mắc pháp lý của các dự án để các dự án đó trở nên “sạch” (Ảnh: LV)

Chính phủ cũng cần tháo gỡ vướng mắc pháp lý của các dự án để các dự án đó trở nên “sạch”. Khi kinh tế thế giới hồi phục, chiến tranh kết thúc, hoạt động du lịch trở lại nhộn nhịp thì các bất động sản du lịch sẽ có nguồn thu cao và nguồn lợi đó cần được giữ cho các doanh nghiệp trong nước để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn.

Trong thời gian này chúng ta cần làm tất cả những gì có thể làm được để thu hút du khách quốc tế bao gồm xoá visa cho một số quốc gia, đầu tư quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực ngành, nâng cao chất lượng hạ tầng (cứng và mềm)…

Chính phủ với điều kiện thuận lợi của mình cần đóng vai trò điều tiết thị trường, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp bất động sản, để đảm bảo không còn tình trạng “chỗ thì quá nhiều dự án dẫn đến thừa cung, chỗ thì không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân”.

Chính phủ nên thiết lập cổng thông tin tổng thể đúng nghĩa về quy hoạch, xây dựng và giao dịch bất động sản nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về các dự án đang triển khai và đang xin phép đầu tư tại từng địa phương trên cả nước để nhà đầu tư có được cái nhìn toàn cảnh về thị trường có sự chủ động điều tiết hoạt động đầu tư, phân kỳ triển khai xây dựng cho phù hợp với triển vọng thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Sạch" pháp lý cho dự án bất động sản tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713893524 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713893524 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10