Sân bay “chật” bó giấc mơ bay (Kỳ III): Cần hạ tầng phù hợp

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam muốn “bay cao và xa” hơn cần khẩn trương cải thiện hạ tầng mà nguồn lực để cải thiện chính là... nguồn lực tư.

Thực chất, đã có một số dự án cảng hàng không có sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân trước đó, nhưng Vân Đồn sẽ là sân bay đầu tiên do nhà đầu tư tư nhân trực tiếp đầu tư, khai thác và quản lý, khác biệt hoàn toàn so với 21 sân bay còn lại do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam quản lý.

p/Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cùng phi hành đoàn đã hoàn thành chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn ngày 11/7/2018.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cùng phi hành đoàn đã hoàn thành chuyến bay hiệu chỉnh đầu tiên hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn ngày 11/7/2018.

Sự đột phá của Vân Đồn

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn do tập đoàn Sun Group đầu tư là sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam được đầu tư theo hình thức BOT - và cũng là dấu mốc quan trọng để cất cánh đặc khu kinh tế Vân Đồn của Quảng Ninh.

Trong điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018, Vân Đồn được xác định là một trong 10 cảng hàng không quốc tế của mạng lưới cảng hàng không dân dụng và quân sự cả nước.

Quy mô vốn đầu tư cho dự án cũng được điều chỉnh, tăng từ 7.500 tỷ đồng lên hơn 12.215 tỷ đồng. Trong đó, phân kỳ đầu tư đến năm 2020 là hơn 6.303 tỷ đồng, từ năm 2020 – 2025 là hơn 1.501 tỷ đồng và giai đoạn còn lại đến năm 2030 là hơn 4.413 tỷ đồng. Đây là dự án được đánh giá cao về hạ tầng, là cảng hàng không quốc tế cấp 4E đón được những loại máy bay lớn và hiện đại nhất thế giới như A350, B777.

Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh, việc lựa chọn công suất thiết kế nhà ga như trên sẽ đáp ứng được yêu cầu khai thác trước mắt và có thể mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu khai thác trong tương lai, không bị quá tải trong thời gian ngắn.

Việc ra đời của cảng hàng không Vân Đồn góp phần giảm tải rất nhiều cho các cảng hàng không khác mà tiêu biểu là Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Nó cũng giống như một lời giải đầy hiệu quả cho bài toán Phát triển cho giao thông hàng không Việt Nam.

Hiện nhà đầu tư đang khẩn trương triển khai các hạng mục của dự án Cảng hàng không Vân Đồn đảm bảo đưa sân bay đi vào vận hành quý 2/2018. Tính đến thời điểm này, khu bay gồm đường cất hạ cánh 3.000 m và 600 m nối dài đã hoàn thiện 100% khối lượng. Khu mặt đất bao gồm nhà ga, cầu cạn, tháp không lưu… cũng đang được tích cực thi công đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ.

UBND tỉnh Quảng Ninh và Vietnam Airlines đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, trong đó có việc mở đường bay đến - đi từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Tỉnh Quảng Ninh sẽ xây dựng và triển khai cơ chế hỗ trợ đặc biệt với các đường bay mới mở tới sân bay Vân Đồn trong giai đoạn đầu khai thác, đồng thời chủ trì giới thiệu điểm đến Quảng Ninh tới các thị trường trọng điểm châu Âu, châu Úc và khu vực Đông Bắc Á.

Hóa giải sức “nóng” của “ùn tắc”

Nguyên Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh đã từng cho rằng, việc phát triển quá "nóng" của lĩnh vực hàng không đã tạo ra áp lực và những khó khăn nhất định đối với các hãng hàng không nội địa và các doanh nghiệp liên quan. Theo ông Thanh, vướng mắc lớn nhất của ngành Hàng không Việt Nam tập trung chủ yếu vào vấn đề kết cấu hạ tầng của các Cảng hàng không.

Đại diện của Tổng công ty CHK Việt Nam (ACV) cho biết đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng phát triển hạ tầng sân bay, tuy nhiên chưa thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không nội địa.

Ngoại trừ 3 CHK chính là CHK quốc tế Nội Bài, CHK quốc tế Tân Sơn Nhất và CHK quốc tế Đà Nẵng thì hầu hết các CHK khác đều đang chịu lỗ. Trong khi đó, ACV vẫn phải đảm bảo toàn bộ chi phí vận hành của các cảng này theo đúng tiêu chuẩn an ninh, an toàn bay tương đương các CHK chính. Điều này tạo ra những khó khăn về vốn cho ACV trong quá trình hoạt động.

 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long nhấn mạnh, với tư duy đột phá, tỉnh Quảng Ninh còn đẩy mạnh đầu tư các dự án Cảng biển Hải Hà, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai, các công trình giao thông cầu biên giới, đặc biệt là các tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn và Vân Đồn - Móng Cái sau khi hoàn thành sẽ tạo thành mạng lưới cao tốc hiệu quả kết nối Hà Nội - Hải Phòng - Vân Đồn - Móng Cái. Mạng lưới giao thông trên không chỉ là một “đòn bẩy” “cao và xa” hơn cho những chuyến bay tại Vân đồn mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ ra thế giới.

Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng, cần một sự đột phá trong lĩnh vực hàng không, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Khi nguồn lực đầu tư của nhà nước hạn chế thì tư nhân hóa đầu tư sân bay là giải pháp hiệu quả. Bởi mô hình quản trị tư nhân có thể khắc phục những hạn chế trong chất lượng dịch vụ tại một số cảng hàng không hiện nay…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sân bay “chật” bó giấc mơ bay (Kỳ III): Cần hạ tầng phù hợp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713493395 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713493395 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10