Sáng kiến kinh tế mới của Mỹ

Diendandoanhnghiep.vn Việc Mỹ đưa ra “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ- Thái Bình Dương” sẽ đem lại cơ hội hợp tác đầu tư cho tất cả các quốc gia trong khu vực, kể cả Việt Nam.

Ngày 30/7 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Ấn độ- Thái Bình Dương đã giới thiệu một sáng kiến kinh tế mới của Mỹ với tên gọi “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ- Thái Bình Dương”.

p/Ngày 30/7 vừa qua, Bộ Trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã giới thiệu “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ- Thái Bình Dương”, với giá trị ban đầu 113,5 triệu USD.

Ngày 30/7 vừa qua, Bộ Trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo đã giới thiệu “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ- Thái Bình Dương”, với giá trị ban đầu 113,5 triệu USD.

So sánh phiến diện

Sáng kiến mới này của Mỹ ngay lập tức đã được dư luận cả trong lẫn ngoài nước Mỹ đặc biệt chú ý bởi hai lý do chính. Thứ nhất, ý tưởng tăng cường hợp tác vượt quá khu vực châu Á- Thái Bình Dương, mà cụ thể ở đây là Ấn Độ- Thái Bình Dương đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam.

Thứ hai, mọi phát biểu hay hành động của Mỹ liên quan đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều được so sánh với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc, đều được hiểu là sự đối trọng với Trung Quốc.

Theo ông Pompeo, sáng kiến mới của Mỹ chưa phải là toàn bộ chiến lược của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương, mà mới chỉ là sự khởi đầu. Mỹ quyết định chi 113,5 triệu USD cho các dự án về năng lượng và kinh tế số trong khuôn khổ sáng kiến này, và trong chuyến công du Đông Nam Á sắp tới, ông sẽ công bố khoản chi bổ sung 300 triệu USD. Như vậy, tổng số tiền ban đầu được Mỹ cam kết cho sáng kiến nói trên là 413,5 triệu USD. Theo đó, dư luận cho rằng số tiền này không “thấm” vào đâu so với 1.000 tỷ USD mà Trung Quốc cam kết cho “Một vành đai, Một con đường” và sáng kiến mới của Mỹ thậm chí còn không khả thi.

Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” trước ý tưởng về khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương và sáng kiến mới của Mỹ ít nhất là 5 năm. Trên thực tế, sáng kiến của Trung Quốc đã được triển khai thực hiện, trong khi ý tưởng và sáng kiến cùa Mỹ hiện mới chỉ phôi thai. Đúng là về mức độ tài chính được công bố thì mức độ cam kết của Trung Quốc bỏ xa Mỹ ở thời điểm hiện tại. Nhưng nếu chỉ nhìn nhận như thế, thì có phần vội vàng và phiến diện. Bởi Trung Quốc và Mỹ có hai cách tiếp cận khác nhau, và cách tiếp cận này không có nghĩa là đối nghịch nhau và đòi hỏi phải được nhìn nhận và đánh giá từ những giác độ khác nhau.

Cơ hội cho các quốc gia trong khu vực

Trong sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, Trung Quốc ngay từ đầu đã chủ định nắm giữ vai trò chủ đạo và tạo thành trục xuyên suốt cho các đối tác khác xoay quanh với nguồn vốn đầu tư chính của nhà nước Trung Quốc. Trong khi đó, Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ- Thái Bình Dương dựa trên bốn trụ cột chính là Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia. Sáng kiến này đúng là không tính đến Trung Quốc, nhưng như thế không có nghĩa là Trung Quốc bị gạt ra ngoài. Trung Quốc vẫn có thể tham gia, nhưng không được giữ vai trò độc tôn như “Một vành đai, Một con đường”.

Tầm nhìn kinh tế Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương của Mỹ sẽ chỉ là một phần, chứ không phải là tất cả. Sáng kiến này kết nối ý tưởng của các đối tác khác, chỉ đóng vai trò tạo cú hích ban đầu và được bổ sung bằng chương trình hợp tác mới của Mỹ và của đối tác. Vì thế, không thể so sánh khoản tiền cam kết 413,5 triệu USD theo sáng kiến mới của Mỹ với số lượng tiền khổng lồ mà Trung Quốc cam kết cho “Một vành đai, Một con đường”, và cũng không nên khẳng định Tầm nhìn này của Mỹ không khả thi. Ông Trump theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau với ý tưởng về Ấn Đô- Thái Bình Dương, và muốn gây dựng dấu ấn cầm quyền riêng nên sẽ hạ quyết tâm chính trị để thực hiện sáng kiến này.

Trước việc Mỹ đưa ra “Tầm nhìn Kinh tế Ấn Độ- Thái Bình Dương, Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam hoan nghênh tất cả sáng kiến, nỗ lực vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển, và việc tham gia phải đảm bảo độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích quốc gia.

Trung Quốc định hướng vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và kết nối cơ sở hạ tầng. Trong khi Mỹ coi trọng trước hết kinh tế số và năng lượng, sau đó mới đến cơ sở hạ tầng. Trung Quốc nhằm vào nhu cầu của các đối tác để quyến rũ các đối tác tham gia, còn Mỹ tạo cơ hội phát triển cho tất cả các nước trong khu vực tiếp cận và tận dụng. Như vậy, đâu có cạnh tranh và loại trừ lẫn nhau, nhưng vai trò và ảnh hưởng ở khu vực thì có ganh đua nhau.

Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác quan trọng của các quốc gia trong khu vực. Ý tưởng lớn của họ đều có thể có lợi theo những cách khác nhau cho các đối tác và cái gì cũng đều có hai mặt của nó. Bởi thế, tiêu chí quyết định cho sự tham gia nên là cái gì thiết thực nhất cho mình, nhưng không nên ngả theo bên này để gây tổn hại cho bên kia.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sáng kiến kinh tế mới của Mỹ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715004077 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715004077 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10