Sao lại cấm xe máy khi giao thông công cộng còn kém phát triển?

Sông Hàn 26/08/2018 05:17

Liệu lộ trình đến năm 2030, tức là 10 - 12 năm này có đủ dài để các cơ quan chức năng hoàn thành, kết nối thành công mạng lưới giao thông công cộng?

Muốn cấm xe máy phải nghe lòng dân, phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Muốn cấm xe máy phải nghe lòng dân, phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Thực tế, việc hạn chế tiến tới cấm xe máy tại các quận trung tâm TP HCM là giải pháp các cơ quan chức năng nghiên cứu, lấy ý kiến từ năm 2005 và thường được nhắc lại trong các hội thảo gần đây nhưng không được nhiều chuyên gia và người dân đồng tình ủng hộ với những tranh cãi không có hồi kết.

Mới đây, dư luận lại tiếp tục xôn xao với Đề án “tăng cường vận tải giao thông công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới giao thông ở TP HCM” do Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP HCM đặt hàng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại thành phố.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng lên lộ trình cấm xe máy

    12:02, 07/08/2018

  • Hà Nội bắt đầu thực hiện lộ trình cấm xe máy vào nội đô

    14:25, 25/08/2017

  • Hà Nội chỉ hạn chế chứ không cấm xe máy

    15:45, 24/07/2017

  • "Sửng sốt" với con số 90% người dân ủng hộ cấm xe máy

    05:33, 03/07/2017

  • Các chuyên gia nói gì về đề án cấm xe máy của Hà Nội?

    10:20, 17/06/2017

  • Hà Nội: Không vội cấm xe máy được đâu!

    05:08, 10/06/2017

  • Cấm xe máy thì đi bằng gì?

    09:19, 21/04/2017

  • Bí thư Hà Nội: Có thể năm 2030 sẽ cấm xe máy trong nội đô

    15:38, 28/10/2016

  • Hà Nội xem xét cấm xe máy đi trong nội đô từ năm 2025

    16:17, 27/06/2016

  • Sẽ cấm xe máy vào khu lõi trung tâm TP.HCM

    00:00, 10/05/2013

  • Sẽ cấm xe máy cũ?

    00:00, 11/09/2012

Theo đề án, việc cấm xe máy vào trung tâm thành phố (các quận 1, 3, 5 và 10) được chia làm 3 giai đoạn. Sau đó, thành phố sẽ cấm hẳn xe máy vào khu vực trung tâm từ năm 2030.

Lý giải về việc lựa chọn phương án hạn chế và tiến đến cấm xe máy sau năm 2030, đại diện Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải cho rằng, quỹ đất để phát triển hạ tầng giao thông ở khu vực trung tâm không còn nhiều, xe máy làm hạn chế phát huy hệ thống giao thông cộng cộng. 

Thế nhưng, liên quan đến “Đề án cấm xe máy”, có không ít người dân thể hiện sự bức xúc: “Phải chăng lại là những nghiên cứu trong phòng máy lạnh?” Thậm chí, ngay chính Giám đốc Sở GTVT TP HCM Bùi Xuân Cường lại có quan điểm khác với đề án nêu trên: “Đến năm 2030 TP HCM chưa cấm xe gắn máy. Thành phố sẽ nghiên cứu cũng như thực hiện các biện pháp mà đề án nêu để kiểm soát việc sử dụng loại xe này cùng các phương tiện giao thông cá nhân khác”. 

Thống kê của Sở GTVT TP HCM, thành phố đang quản lý gần 8 triệu ôtô và xe máy (7,3 triệu xe máy và gần 640.000 ôtô), chưa tính khoảng một triệu xe mang biển số tỉnh đang lưu thông trên địa bàn thành phố. Kẹt xe đang là nỗi ám ảnh của người dân tại đô thị lớn nhất nước, dù sớm hay muộn thì TP HCM phải có một lộ trình hạn chế xe cá nhân, đặc biệt là xe máy.

Ai cũng biết xe máy nên cấm, và ai cũng biết nếu cấm xe máy thì chưa có phương tiện thay thế. Đã có những giả thiết được đưa ra như: Cấm xe hơi thì người dân đi xe máy, còn cấm xe máy thì người dân không phải ai cũng có tiền mua ôtô, vậy thì chỉ có đi xe đạp hoặc đi bộ. Hai loại phương tiện “cơ bắp” này chỉ tham gia giao thông tuyến ngắn. Chưa kể, điều kiện lòng lề đường của hai TP HCM và Hà Nội, đi bộ và xe đạp khá nguy hiểm.

Và, câu trả lời rõ ràng nhất là phải có phương tiện công cộng, thay thế cho các phương tiện trên. Vậy thì, đừng bàn việc cấm xe máy hay hạn chế ôtô, mà nên tập trung bàn chuyện: Làm sao để tăng cường các loại phương tiện giao thông công cộng?

Muốn vậy, ngay bây giờ, TP HCM cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tiện nghi, hiện đại, trong đó, các tuyến metro cần kịp hoàn thành và tính toán sao để khi đưa vào khai thác thì phải kết nối giao thông thuận lợi, giá rẻ, tiết kiệm thời gian. Mạng lưới xe buýt nên được rải đều, phủ rộng, sao cho hành khách đi bộ từ chỗ ở đến trạm xa nhất chỉ trong vòng 500 mét; Giờ giấc xuất phát phải chính xác, hành khách không phải chờ đợi quá lâu..v..v.

Vấn đề ở chỗ, tại sao cấm xe máy khi giao thông công cộng còn kém phát triển? Liệu cái lộ trình đến năm 2030, tức là 10 – 12 năm này có đủ dài để các cơ quan chức năng hoàn thành, kết nối thành công mạng lưới giao thông công cộng? Liệu thời gian đó có đủ để các doanh nghiệp, mọi tầng lớp nhân dân từng bước thay đổi thói quen đi lại của mình? Những bài toán không dễ để nhân dân có được câu trả lời chính xác!

Thế nên mới nói, giải quyết là cần giải quyết cái gốc, chứ không phải giải quyết cái ngọn. Chỉ khi nào thành phố chứng minh có đủ phương tiện giao thông công cộng đủ sức thay thế cho xe máy, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thì chính quyền mới nên tính đến việc cấm xe máy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sao lại cấm xe máy khi giao thông công cộng còn kém phát triển?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO