Sắp có cơ chế thử nghiệm cho P2P Lending

Diendandoanhnghiep.vn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo lấy ý kiến Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

“Thành công của sandbox phụ thuộc vào tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước”

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính (sau đây gọi tắt là Cơ chế thử nghiệm) là một trong những công cụ và cách tiếp cận chính sách ưa thích nhấtp/được rất nhiều nước áp dụng để tăng tốc đổi mới sáng tạo, tăng cường cạnh tranh, tính hiệu quả trong ngành ngân hàng - tài chính

NHNN nhận định, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính là một trong những công cụ và cách tiếp cận chính sách được rất nhiều nước áp dụng để tăng tốc đổi mới sáng tạo, tăng cường cạnh tranh, tính hiệu quả trong ngành ngân hàng - tài chính.

Theo NHNN, một vài năm gần đây đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của số lượng lớn các công ty Fintech tham gia vào nhiều mảng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Số lượng các công ty có hoạt động hoặc tham gia cung ứng dịch vụ, giải pháp Fintech tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng từ khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 lên đến khoảng 200 công ty ở thời điểm hiện tại với nhiều mảng, lĩnh vực hoạt động khác nhau như thanh toán, cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, quản lý tài chính cá nhân,...

Trong số đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán chiếm tỷ trọng lớn với 47 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được NHNN cấp Giấy phép, còn trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending) là khoảng 100 công ty với nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Fintech, P2P Lending “ngóng chờ” sandbox

NHNN nhận định, xu hướng phát triển đan xen cùng hợp tác - cạnh tranh nêu trên đặt ra nhiều vấn đề thách thức về mặt chính sách, quy định đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cân đối giữa thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức tài chính truyền thống và công ty Fintech với đảm bảo ổn định tài chính, bảo vệ người tiêu dùng.

Đơn cử như trong hoạt động P2P Lending nổi lên tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây, một số công ty lấy danh nghĩa mô hình P2P Lending lợi dụng sự thiếu kiến thức, hiểu biết của người dân để lừa bịp, gian dối, quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền vốn của người dân bỏ tiền đầu tư mô hình cho vay này hoặc lừa dối người vay về lãi suất “thấp”, điều kiện vay ưu đãi trong khi tính và áp dụng mức lãi suất thực tế cao “cắt cổ”, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Một số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending (công ty  P2P Lending và nhà đầu tư, công ty P2P Lending và bên thứ ba, công ty P2P Lending và khách hàng vay…) thiếu rõ ràng, minh bạch, thiếu ràng buộc có tính pháp lý, chưa có cơ chế giám sát, hậu kiểm đối với việc sử dụng, quản lý vốn vay đúng mục đích của người đi vay, nên có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên.

Ở bình diện khu vực và quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã có cách tiếp cận chủ động bằng việc thiết lập Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính (Fintech Regulatory Sandbox) nhằm đáp lại sự nổi lên của Fintech với tư cách là các thực thể độc lập (như các công ty khởi nghiệp Fintech) hay với tư cách là giải pháp công nghệ được ứng dụng, triển khai trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tài chính truyền thống. Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ tài chính (sau đây gọi tắt là Cơ chế thử nghiệm) là một trong những công cụ và cách tiếp cận chính sách ưa thích nhất  được rất nhiều nước áp dụng để tăng tốc đổi mới sáng tạo, tăng cường cạnh tranh, tính hiệu quả trong ngành ngân hàng - tài chính thông qua việc cho phép thử nghiệm các giải pháp bằng những giao dịch thật trong một môi trường có kiểm soát, giới hạn về phạm vi, quy mô, thời gian thử nghiệm.

Trong xu hướng và bối cảnh trên, NHNN nhận định Việt Nam cần sớm xây dựng một khung khổ quản lý dưới hình thức Nghị định quy định đối với hoạt động Fintech nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nhân danh Fintech, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ; đồng thời quá trình vận hành khung khổ này cung cấp cơ sở thực tiễn để các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành, hoàn thiện khung khổ pháp lý, ban hành quy định quản lý theo hướng tạo thuận lợi, thích ứng đối với hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới.

Thông qua Nghị định này, Chính phủ tạo ra một cơ chế khuyến khích, tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển, cung ứng hoặc hợp tác cung ứng các giải pháp, dịch vụ ngân hàng - tài chính mới dựa trên ứng dụng công nghệ, mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo; cho phép các TCTD, công ty Fintech được thử nghiệm các giải pháp Fintech chưa có khung khổ pháp lý điều chỉnh trong một môi trường có kiểm soát đặt dưới sự giám sát của cơ quan quản lý, hoạt động thử nghiệm chịu giới hạn về phạm vi, quy mô, thời gian thử nghiệm và có cơ chế phòng ngừa, hạn chế rủi ro phát sinh.

Đáng chú ý, dự thảo lấy ý kiến Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong hoạt động ngân hàng quy định, trong quá trình tham gia cơ chế thử nghiệm, các công ty P2P không được thực hiện các hành vi: cung cấp biện pháp bảo đảm tiền vay; cung cấp dịch vụ môi giới thông tin cho việc vay tiền phục vụ hoạt động đầu tư cổ phiếu và các hoạt động mang tính rủi ro cao khác; sử dụng trái phép nguồn tiền từ khách hàng; các nhân sự sáng lập, quản lý điều hành tham gia vay, cho vay và là bên bảo đảm hoặc bảo lãnh qua giải pháp Fintech do mình vận hành, lợi dụng ưu thế quản lý, điều hành làm thay đổi các thông tin qua giải pháp Fintech, thực hiện hành vi lừa đảo, gian lận, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Đồng thời, nhân sự quản lý, điều hành công ty cho vay ngang hàng không được đồng thời là chủ sở hữu, nhân sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp, kinh doanh ịch vụ tài chính, tín dụng, cầm đồ, kinh doanh đa cấp, là chủ các dây hụi, họ hoặc đang làm trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến trung gian thanh toán, ví điện tử.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sắp có cơ chế thử nghiệm cho P2P Lending tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713437338 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713437338 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10