Satya Nadella - kiến trúc sư đại tài của đế chế Microsoft

Diendandoanhnghiep.vn Lần đầu tiên sau 20 năm, Microsoft có CEO kiêm nhiệm cả vị trí chủ tịch, danh tính "người bí ẩn" khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Báo cáo thu nhập theo quý mới nhất của Microsoft đã một lần nữa cho thấy mức tăng trưởng ấn tượng của công ty trong "kỷ nguyên Satya Nadella“. Gần như mọi chỉ số hiệu suất đều đạt mức tăng thậm chí còn vượt quá kỳ vọng. Sự vươn lên mạnh mẽ của gã khổng lồ Redmond, từ cái bóng của chính mình trong thời đại Steve Ballmer, trở lại vị trí công ty công nghệ giá trị nhất hành tinh, đánh bật không ít đối thủ sừng sỏ như Apple, Amazon hay Google, cho thấy những gì đã và đang diễn ra tại Microsoft trong vài năm trở lại đây thực sự là một câu chuyện cổ tích thần kỳ của thế giới công nghệ.

"Vị vua" thứ 3

Satya Narayana Nadella sinh năm 1967 ở Hyderabad, Ấn Độ. Cha ông là một công chức nhà nước còn mẹ ông là giảng viên tiếng Phạn cổ. Từ khi còn nhỏ, Nadella đã mơ ước trở thành một vận động viên cricket chuyên nghiệp. Cho đến 1 ngày, Nadella nhận ra mình có niềm đam mê với công nghệ lớn hơn bất kỳ điều gì.

Năm 1992, Nadella gia nhập Microsoft, là 1 trong số 30 người nhập cư Ấn Độ làm việc tại đế chế 2.000 tỷ USD.

Năm 1999. Sau khi cầm tấm bằng MBA, Nadella đảm nhận vai trò điều hành đầu tiên với tư cách là Phó chủ tịch Microsoft Central, một tập hợp các dịch vụ web dành cho các doanh nghiệp.

Năm 2001, Nadella trở thành Phó chủ tịch Microsoft Business Solutions – công ty con được thành lập thông qua một loạt vụ mua lại, bao gồm cả Great Plains, công ty sản xuất phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nadella tiếp tục thăng tiến vào những năm sau đó. Năm 2007, ông trở thành Phó chủ tịch của Microsoft Online Services, điều hành hoạt động của công cụ tìm kiếm Bing cũng như những phiên bản trực tuyến đầu tiên của Microsoft Office và dịch vụ game Xbox Live.

Ba

Ba "vị vua"cai trị "vương quốc" Microsoft

Tới tháng 2/2011, ông tiếp tục được bổ nhiệm làm Chủ tịch của công ty Công cụ và Máy chủ. Khi Nadella tiếp quản, bộ phận này có doanh thu 16,6 tỷ USD nhưng tới năm 2013, con số này tăng lên 20,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, thời gian này Microsoft gặp bão lớn. Ở mảng máy tính cá nhân (PC), Windows 8 trở thành một thảm họa trong bối cảnh nhu cầu PC giảm. Cùng năm đó, Ballmer tuyên bố từ chức, Microsoft hoang mang tìm kiếm tân CEO để tiếp tục chèo lái con thuyền đang gặp sóng.

Hầu như các công ty lớn không chỉ riêng Microsoft, mỗi lần đổi ngôi là mỗi lần đế chế của họ rơi vào bế tắc và hỗn độn. Nếu Microsoft từng có thời gian huy hoàng dưới triều đại của huyền thoại Bill Gates thì khoảng 30 năm sau, công ty lại có dấu hiệu “chững lại”. Thậm chí là từ vị trí số 1 thế giới về trị giá vốn hóa, Microsoft đã bị hất cẳng ra khỏi top 3 và ngậm ngùi nhường lại vị trí đầu bảng cho Apple vào năm 2010. Khi đó, Microsoft đang dưới quyền của Steve Ballmer – tiền thân là doanh nhân người Mỹ.

Điều đó không hẳn là do người “trị vì” không đủ tài năng hay phẩm chất. Dưới quyền Steve Ballmer, Microsoft đã có nhiều gặt hái nhất định thế nhưng, có lẽ những định hướng mà Ballmer dành cho Microsoft đã quá “bảo thủ” và không còn “hợp thời”. Microsoft đã có một “tuổi 20” rực rỡ nhưng giờ đây nó lại đang chật vật trong tình trạng được gọi là “cuộc khủng hoảng tuổi trung niên”.

Với tình thế không mấy khả quan lúc bấy giờ, Microsoft cần một hướng đi mới, một cuộc “cách mạng” mới, thế là “vương quyền” được chuyển cho Satya Nadella vào ngày 4 tháng 2 năm 2014 với hy vọng vực dậy “đế chế” huy hoàng trước đó. Để lôi kéo Nadella đảm nhiệm vai trò này, ban lãnh đạo của Microsoft đã phê duyệt gói lương thưởng 84 triệu USD cho ông trong năm đầu tiên.

Khi Satya Nadella “nắm quyền cai trị” Microsoft từ người tiền nhiệm Steve Ballmer vào đầu năm 2014, đế chế công nghệ đình đám một thời này đã gần như thay đổi 180 độ, cả về triết lý kinh doanh lẫn thái độ tiếp cận thị trường. Và kết quả thực tế đã cho thấy những thay đổi này là hoàn toàn đúng đắn.

Người đưa Microsoft trở lại đường đua

Tựa như một luồng gió mới thổi vào Microsoft, Satya Madella bắt đầu bằng việc tái cấu trúc lại hệ thống công ty: sa thải hàng loạt các vị trí cao cấp; tập trung phát triển dựa trên 3 lĩnh vực là Đám mây và Doanh nghiệp, Ứng dụng và Dịch vụ, Windows và Thiết bị;… đặc biệt là những phi vụ “bắt tay” bạc tỷ đáng chú ý.

Người vực dậy đế chế

Người vực dậy đế chế

Trước tiên, con “át chủ bài” mà Satya Nadella sử dụng giúp công ty phục hồi nhanh chóng chính là “ưu tiên trên mọi di động và đám mây”. Bởi lẽ lý do chính khiến Microsoft lùi lại sau so với những ông lớn khác trên thị trường là vì mọi thứ mà công ty làm đều xoay quanh Windows trong khi cuộc chơi lúc bấy giờ thuộc về thị trường của “sản phẩm”. Nhận thấy tình thế cạnh tranh không có lợi cho mình, Nadella xây dựng một chiến lược mới mang tên “Chiến lược đối tác tích cực” và rất nhiều cái “bắt tay” bạc tỷ sau đó đã được triển khai.

Từ một công ty với những quan điểm cạnh tranh khá bảo thủ, Microsoft dần chấp nhận hợp tác toàn diện với các công ty đối thủ khác như Apple, Salesforce, IBM, Dropbox và thậm chí là cả Linux (một trong những hệ điều hành mà Ballmer từng gọi trước đây là “ung nhọt” của công nghệ).

Không chỉ vậy, dưới sự cầm cương của Satya Nadella, Microsoft đã có những vụ thương vụ thâu tóm khổng lồ, giúp mang về những khoản lợi nhuận kếch xù cho Microsoft như Mojang (công ty game sở hữu trò chơi Minecraft nổi tiếng), Xamarin (công ty hỗ trợ phát triển ứng dụng di động) và đình đám nhất là mạng xã hội doanh nghiệp lớn nhất thế giới Linkedln.

Chưa dừng ở đó, một trong những điều nổi bật mà vị CEO gốc Ấn này làm được chính là sự cải tổ “hệ tư tưởng” mới ở môi trường làm việc. Gỡ bỏ sự cạnh tranh tiêu cực và thỏa mãn về cái bóng quá lớn ở quá khứ, Nadella mong muốn truyền tải “tư duy tăng trưởng” ở nhân viên mình với sự học hỏi và sáng tạo không ngừng.

Sau 6 năm hoạt động dưới sự dẫn dắt của CEO tài năng gốc Ấn Độ, Microsoft đã trải qua những bước chuyển mình mang tính chiến lược. Giá cổ phiếu của Microsoft đã tăng gấp 3 lần so với trước khi Nadella xuất hiện, lần đầu tiên đưa họ vượt qua mức định giá 1 nghìn tỷ đô la và cũng là lần đầu tiên khôi phục lại được vị trí của công ty có giá trị niêm yết công khai lớn nhất thế giới, vượt trên cả những ông lớn ở thời điểm hiện tại là Amazon và Apple. Microsoft đã chính thức trở lại cuộc chơi của những kẻ mạnh nhất.

Nadella cũng đứng sau nhiều thương vụ thâu tóm lớn nhất của Microsoft, gồm vụ mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD năm 2016 và gần đây hơn là thâu tóm trang chia sẻ code GitHub với giá 7,5 tỷ USD.

Vào 17/6/2021, CEO Satya Nadella vừa được thăng chức làm Chủ tịch HĐQT công ty, kiêm nhiệm thêm chức CEO như hiện tại ở một trong những công ty giá trị nhất thế giới.

Nắm trong tay 1,6 triệu cổ phiếu của Microsoft, nhưng Satya Nadella không có mặt trong danh sách tỷ phú thế giới.

Ở tập đoàn 2.000 tỷ USD, Satya Nadella nhận được tổng lương thưởng khoảng gần 50 triệu USD, gấp 249 lần mức trung bình 172.512 USD của nhân viên Microsoft, ước tính tổng tài sản của vị CEO ở 1 con số khá khiêm tốn - 300 triệu USD.

Kết thúc ngày giao dịch vừa qua trên thị trường Mỹ, Microsoft vừa đạt một cột mốc mới khi giá trị vốn hóa của công ty lần đầu vượt mức 2.000 tỷ USD.

Tính từ đầu năm 2021 đến nay, cổ phiếu Microsoft đã tăng 20%. Điều này giúp người khổng lồ phần mềm bám sát gót Apple trong cuộc đua trở thành công ty giá trị nhất thế giới.

Hạnh phúc trị giá “0 đồng” của một tỷ phú

Là một nhân vật tầm cỡ với khối tài sản khổng lồ, Nadella có thể có nhiều cách để tận hưởng cuộc sống xa xỉ của một tỷ phú. Thế nhưng để mua hạnh phúc của ông chủ Microsoft lại thực sự chẳng phải dùng đến nhiều tiền như vậy. Ông tìm thấy được niềm vui của cuộc đời mình bằng việc hòa hợp giữa công việc và đam mê.

Ngoài niềm đam mê to lớn là công nghệ, ông còn rất thích thú với nghệ thuật văn học và môn thể thao cricket (bóng gậy). Vốn thừa hưởng từ mẹ là giáo viên tiếng Phạn cổ, Sadella đặc biệt yêu thích các thể loại thơ ca chứ không phải là lĩnh vực công nghệ hay kỹ thuật nào khác.

Ngoài niềm đam mê to lớn là công nghệ, ông còn rất thích thú với nghệ thuật văn học và môn thể thao cricket (bóng gậy).

Ngoài niềm đam mê to lớn là công nghệ, Satya Nadella còn rất thích thú với nghệ thuật văn học và môn thể thao cricket (bóng gậy).

Ông chính là một độc giả cuồng nhiệt của thơ ca Mỹ và Ấn Độ. Ông cũng chính là tác giả của cuốn sách nổi tiếng mang tựa đề Hit Refresh với một năng lượng vô cùng tích cực và niềm tin to lớn rằng công nghệ sẽ định hướng tương lai của nhân loại. Ngoài ra, ông còn tuyên bố lợi nhuận của của sách sẽ được chuyển đến Microsoft Philanthropies và sau đó phân phối cho một số tổ chức phi lợi nhuận trên thế giới. 

Satya Nadella thực sự là một vị CEO mang bộ óc logic của công nghệ nhưng trái tim thì nhân hậu đầy lãng mạn. Vì người con của ông kém may mắn của mình nên ông luôn mong muốn ứng dụng công nghệ để hỗ trợ tốt nhất cho những người câm điếc và khiếm thị.

Ông cũng từng công bố sáng kiến dành ra 25 triệu USD của Microsoft phát triển các sản phẩm trí tuệ nhân tạo để giúp đỡ cho người tàn tật. Ông tin rằng đem đến con người một cuộc sống ý nghĩa hơn chính là sứ mệnh của Microsoft và cũng là của chính ông.

Nắm quyền “sinh sát” trên thương trường nhưng với Satya Nadella, ông cũng chỉ là một người đàn ông nhỏ bé, trầm tĩnh luôn tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống bằng những điều nhỏ nhặt.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Satya Nadella - kiến trúc sư đại tài của đế chế Microsoft tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714180147 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714180147 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10