SCIC lên kế hoạch thoái vốn, cổ phiếu BMP "nổi sóng"

Diendandoanhnghiep.vn Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo về việc triển khai bán hết toàn bộ cổ phiếu tại BMP-Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh.

Đại gia Thái Lan thu về

Ước tính tổng số tiền cổ đông Thái Lan thu về từ cổ tức của Nhựa Bình Minh hơn 1.300 tỷ đồng kể từ khi đầu tư vào doanh nghiệp này

Theo đó, SCIC thoái toàn bộ 19.983 cổ phiếu BMP (tỷ lệ 0,02% vốn điều lệ). Giao dịch thoái vốn dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh, mức giá tối thiểu 72.300 đồng/cổ phiếu. Thời gian giao dịch dự kiến trong vòng 1 tháng ( từ tháng 5-6/2023). Với thông tin này, cổ phiếu BMP đã tăng vọt lên 81.100 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 5/5/2023, tăng 45% sau một tháng. Mức thị giá này hiện đã cao hơn gần 14% so với giá chào bán tối thiểu trong thương vụ thoái vốn của SCIC tại BMP.

Mục đích SCIC thoái vốn là nhằm cơ cấu danh mục đầu tư theo chủ trương thoái vốn đầu tư của SCIC tại các doanh nghiệp không cần nắm giữ cổ phần. Việc chào bán cổ phần chỉ làm thay đổi tỷ lệ sở hữu trong cơ cấu cổ đông mà không làm thay đổi mức vốn điều lệ đã đăng ký của BMP.

Ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1/2023 vừa công bố, BMP có doanh thu thuần đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Lãi ròng BMP về 281 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ năm 2014. Với kết quả đạt được, BMP đã hoàn thành được 43% mục tiêu lợi nhuận cả năm sau quý đầu tiên.

Năm 2023, BMP kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 6.357 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại giảm 6% so với năm trước, xuống còn 651 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục phá kỷ lục về doanh thu trong một năm.

Trong 3 năm từ 2020 – 2022, cổ đông BMP đều thông qua phương án chia cổ tức tiền mặt tương đương 99% lợi nhuận sau thuế. Với việc chia cổ tức bằng tiền mặt cao, các cổ đông người Thái tại BMP đã “bỏ túi” nhiều nhất do nắm chi phối trên 51%.

Cổ phiếu BMP tăng mạnh, cổ đông ghi nhận giá trị nguồn vốn đầu tư lớn nhất theo đó sẽ là The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd - một thành viên của Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan. Tổ chức này hiện đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ 55% vốn tại doanh nghiệp đầu ngành nhựa Việt Nam. Ước tính, số cổ phần BMP trong tay người Thái có giá trị thị trường gần 4.000 tỷ đồng.

Được biết, The Nawaplastic trở thành cổ đông lớn của BMP từ đầu tháng 3/2012 sau khi chi ra khoảng 243 tỷ đồng mua vào 5,85 triệu cổ phiếu BMP, tương ứng tỷ lệ 16,72% vốn thời điểm đó. Tổ chức này sau đó chi thêm khoảng 50 tỷ đồng để gom thêm cổ phần và nâng sở hữu lên trên 20% vào cuối năm 2012.

Vào tháng 3/2018, “đại gia” Thái Lan này đã “ôm” trọn lô 24,13 triệu cổ phiếu BMP  trong đợt đấu giá cổ phần do SCIC tổ chức. Với giá trúng thầu bình quân bằng giá khởi điểm 96.500 đồng/cổ phiếu, The Nawaplastic đã chi ra khoảng 2.300 tỷ đồng cho thương vụ trên. Cổ đông này sau đó không hề giấu diếm tham vọng chi phối BMP khi liên tục tăng sở hữu.

Đến giữa năm 2018, tổ chức này đã nắm trên 54% cổ phần sau khi bỏ ra khoảng 130 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu. Vào đầu tháng 3 năm nay, The Nawaplastic tiếp tục chi thêm khoảng 25 tỷ đồng để nâng sở hữu tại Nhựa Bình Minh lên xấp xỉ 55%. Ước tính, tổ chức này đã chi ra tổng cộng khoảng 2.750 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần BMP như hiện nay. Như vậy, sau hơn 11 năm đầu tư vào BMP, cổ đông Thái Lan tạm lãi 750 tỷ đồng, chưa kể cổ tức.

Với truyền thống chi trả cổ tức cao hàng năm, không quá khi cho rằng Nhựa Bình Minh là “con gà đẻ trứng vàng” cho The Nawaplastic. Kể từ khi tổ chức này trở thành cổ đông lớn đầu năm 2012, chưa năm nào doanh nghiệp đầu ngành nhựa Việt Nam quên chia cổ tức bằng tiền. Tạm tính tổng số tiền cổ đông Thái Lan thu về từ các đợt cổ tức của Nhựa Bình Minh có thể lên đến hơn 1.300 tỷ đồng.

Đằng sau The Nawaplastic là SCG, “gã khổng lồ” đến từ Thái Lan, một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á với 3 lĩnh vực kinh doanh chính là Xi măng - Vật liệu xây dựng (Cement-Building Materials), Hóa dầu (Chemicals), và Bao bì (Packaging). Tập đoàn bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992 và đang từng bước mở rộng đầu tư vào các doanh nghiệp trong cả 3 lĩnh vực trụ cột.

Hiện tại, Tập đoàn SCG có hơn 20 công ty thành viên đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài Nhựa Bình Minh, “đại gia” Thái Lan còn đầu tư vào nhiều doanh nghiệp tên tuổi khác như Prime Group, Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Bao bì Tín Thành (Batico), Bao bì Biên Hòa (Sovi), Nhựa Duy Tân,…

Trong trường hợp The Nawaplastic tiếp tục muốn kiểm soát lợi ích lớn hơn nữa tại BMP, trên thực tế đợt "nổi sóng" cổ phiếu này từ thông tin thoái vốn có thể sẽ khiến họ sẽ phải bỏ ra chi phí nhiều hơn để đón cổ phần ra thị trường. Sau cùng, cổ phiếu BMP "nổi sóng", thì SCIC có thể sẽ là đơn vị thu lợi khi thoái vốn đúng thời điểm và thành công.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết SCIC lên kế hoạch thoái vốn, cổ phiếu BMP "nổi sóng" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714392187 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714392187 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10