Thủ tướng nhấn mạnh đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ bố trí đủ nguồn vốn, Bộ GTVT và UBND tình Tiền Giang sẽ phải chịu trách nhiệm trước 20 triệu dân.
Thủ tướng nhấn mạnh đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ bố trí đủ nguồn vốn cho công trình này, phải được cơ bản thông xe trong năm 2020 và khánh thành vào đầu năm 2021.
Chiều nay, 25/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ tiến hành cuộc họp nhằm thúc đẩy một số dự án hạ tầng, qua đó gỡ “điểm nghẽn” cho sự phát triển của các địa phương.
Thủ tướng nhấn mạnh đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ bố trí đủ nguồn vốn cho công trình này, phải được cơ bản thông xe trong năm 2020 và khánh thành vào đầu năm 2021.
Nhấn mạnh tới vai trò của phát triển hạ tầng giao thông, yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho rằng thời gian qua một số công trình hạ tầng cứng chậm được triển khai trong khi nhu cầu phát triển rất lớn, tại cuộc họp Thủ tướng đã quyết một số chủ trương đối với các dự án hạ tầng được thảo luận, nhằm để các công trình sớm được triển khai mạnh mẽ, như chủ trương về phương thức đầu tư, cách làm, thủ tục…
Có thể bạn quan tâm
07:07, 26/07/2019
11:00, 25/07/2019
20:05, 19/03/2019
03:25, 23/03/2019
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã nhiều lần thay đổi nhà đầu tư. Tháng 11-2011, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - nhà đầu tư góp vốn nhiều nhất - thay mặt tổ hợp 8 nhà đầu tư gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ xin chấm dứt thực hiện dự án và đề nghị chuyển giao dự án này về Bộ GTVT. Sau một thời gian nằm ở Bộ GTVT, dự án được chuyển cho UBND tỉnh Tiền Giang.
Trước tình hình khó khăn ở dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tháng 3-2019, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả tham gia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong liên danh 6 nhà đầu tư.
Trước tình trạng đội vốn, cạn vốn thi công, các nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát... đang thực hiện Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận buộc phải bàn tới việc dừng các điểm kỹ thuật.
Tại hội nghị giao ban với UBND tỉnh Tiền Giang ngày 24/7, bức xúc về vân đề khó khăn trong triển khai dự án, ông Mai Mạnh Hồng - Tổng Giám đốc BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, phân tích: Dự án đã được liên danh các ngân hàng (đứng đầu là Vietinbank) thoả thuận cho vay tín dụng từ tháng 6/2018. Tuy nhiên đến nay, với những điều kiện giải ngân khắc nghiệt và vô lý đã khiến không có đồng vốn nào được giải ngân dù các nhà đầu tư đã tự ứng ra gần 2.500 tỉ đồng và nhà thầu khoảng 500 tỉ đồng để thi công.
"Do xử lý những hậu quả của các nhà đầu tư cũ để lại, sau khi vào tiếp quản dự án, doanh nghiệp thầu dự án đã trình hồ sơ điều chỉnh tổng thể, nên có những hạng mục thay đổi, như: phương án xử lý, gia cố nền đất yếu thay đổi, tăng tốc thời gian thi công theo yêu cầu của Thường trực Chính phủ làm thay đổi tổng mức đầu tư", ông Hồng cho hay.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết: "Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được chuyển giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Tiền Giang. Hiện Bộ GTVT chỉ đóng vai trò bộ quản lý ngành và đã hoàn tất công tác thẩm định, thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở".
Về phần vốn nhà nước hỗ trợ, Bộ GTVT cho biết Chính phủ đã có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị phân bổ 500 tỉ đồng ngân sách hỗ trợ dự án. Bên cạnh đó, tháng 3-2019 Bộ Tài chính đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng kiến nghị bổ sung vốn thực hiện dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là 1.686 tỉ đồng.
"Bộ GTVT đã đề nghị nhà đầu tư dự án phải chủ động, tích cực hơn nữa, kịp thời cung cấp các tài liệu pháp lý của dự án để các ngân hàng có cơ sở thẩm định, hoàn tất thủ tục về cung cấp tín dụng và giải ngân vốn vay. Việc sớm hoàn thành, đưa công trình dự án vào khai thác có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng" - ông Nhật nói.
Tại cuộc họp Thủ tướng nhấn mạnh đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ phải được cơ bản thông xe trong năm 2020 và khánh thành vào đầu năm 2021 và khẳng định, sẽ bố trí đủ nguồn vốn cho công trình này.
Thủ tướng nhấn mạnh tới tinh thần nhanh chóng, rốt ráo, quyết liệt, chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy mạnh xã hội hóa, “tinh thần làm nhanh nhưng không làm ẩu”, làm kịp thời hơn nữa nhưng không được làm sai quy định của Nhà nước, nhất là quy trình áp dụng pháp luật. Thủ tướng cũng lưu ý phải làm tốt, làm nhanh khâu giải phóng mặt bằng.
Nói về những vấn đề của Dự án, Thủ tướng nhấn mạnh: “Bộ trưởng Bộ GTVT và Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và 20 triệu người dân Đồng bằng sông Cửu Long về vấn đề này…”.
Thủ tướng cũng nêu rõ, có việc gì làm được trong nhiệm kỳ thì nên triển khai, “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Các bộ, cơ quan, nhất là Bộ GTVT quán triệt chủ trương này để thúc đẩy các công trình mà nhân dân mong đợi.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ khó đẩy nhanh tiến độ Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã nhiều lần thay đổi nhà đầu tư. Tháng 11-2011, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - nhà đầu tư góp vốn nhiều nhất - thay mặt tổ hợp 8 nhà đầu tư gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ xin chấm dứt thực hiện dự án và đề nghị chuyển giao dự án này về Bộ GTVT. Sau một thời gian nằm ở Bộ GTVT, dự án được chuyển cho UBND tỉnh Tiền Giang. Trước tình hình khó khăn ở dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tháng 3-2019, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả tham gia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong liên danh 6 nhà đầu tư. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT, có tổng chiều dài 51,1 km. Điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương), điểm cuối giao với quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Dự án có tổng mức đầu tư phê duyệt năm 2014 là 14.678 tỉ đồng và năm 2017 được điều chỉnh 9.668 tỉ đồng. Ngày 24-7, trong buổi làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang, Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 9.669 tỉ đồng lên 12.550 tỉ đồng. Từ ngày dự án khởi động trở lại cuối tháng 3-2019 đến nay, khối lượng thi công dự án đã đạt khoảng 22% (1.107 tỉ đồng), tăng hơn 10% so với trước đây. Tuy nhiên, do nguồn tài chính của dự án (nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và vốn tín dụng) chưa được giải ngân nên rất khó đẩy nhanh tiến độ dự án. |