Sẽ thí điểm cho nhà đầu tư sở hữu vượt room ở một số ngành đặc biệt

Diendandoanhnghiep.vn Những chuyển động của thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2019 đang có nhiều yếu tố tưởng như chững lại. Song thị trường này vẫn có những kết quả giao dịch tích cực.

Trong giai đoạn 2018-2019, đã có nhiều thương vụ M&A diễn ra. Sự gia nhập của các doanh nghiệp lớn, đầu ngành trong nền kinh tế như Vingroup, Thaco, Masan, Dược Hậu Giang...khiến thị trường tiếp tục ghi nhận những giá trị giao dịch lớn. 

Ghi nhận tại Diễn đàn M&A 2019 của báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức cho thấy 7 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt gần 5,43 tỷ USD. Dự báo năm 2019, giá trị M&A có thể gần 7,6 tỷ USD. 

Vingroup, Masan, Thaco, Dược Hậu Giang, Minh Phú, Saigon Coop, Vinamilk, Pan, SonkimLand là những doanh nghiệp có thương vụ M&A và Đầu tư tiêu biểu 2018-2019.

Vingroup, Masan, Thaco, Dược Hậu Giang, Minh Phú, Saigon Coop, Vinamilk, Pan, SonkimLand là những doanh nghiệp có thương vụ M&A và Đầu tư tiêu biểu 2018-2019.

Các lĩnh vực sôi động nhất trong giai đoạn 2018-2019 tập trung vào khai thác thị trường hơn 96 triệu dân của Việt Nam bao gồm sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản, logistics, thương mại điện tử và bán lẻ.

Nhiều định hướng quan trọng để thu hút nhà đầu tư

Theo ông Dominic Scriven - TGĐ Dragon Capital, môi trường kinh doanh, chính trị và chiến dịch thương mại là những yếu tố đóng góp vào thành tựu sôi động của M&A Việt Nam giai đoạn 2018-2019. 

Theo đó, mặc dù thị trường tưởng như trầm lắng nhưng đã có hàng loạt thương vụ phát hành riêng lẻ của DN thành công với trị giá lớn.  Song song các thương vụ thâu tóm, sáp nhập DN đình đám.

Theo MAF Research và CMAC, tham gia vào các thương vụ này, nổi bật là các nhà đầu tư Hàn Quốc (SK Group, Hanwha), Vingroup (tổng giá trị các thương vụ liên quan đến Vingroup, cả vai trò bên mua và bên bán lên đến 2,41 tỷ USD, chiếm 25,64% tổng giá trị M&A giai đoạn 7/2018  7/2019). Có 2 thương vụ thoái vốn đáng chú ý là An Quý Hưng - Vinanonex, thương vụ lớn nhất trong diện nhà nước thoái vốn và Saigon Co.op - Auchan, thương vụ một doanh nghiệp Việt Nam mua lại chuỗi siêu thị do nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn rút khỏi thị trường Việt Nam.

Ở góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, những năm qua, nhờ các nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh và sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế xã hội rất đáng khích lệ.

Tốc độ tăng trưởng GDP những năm gần đây được duy trì ở mức cao, 7%/năm; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; thu hút đầu tư nước ngoài đạt kết quả tích cực; số lượng doanh nghiệp trong nước mới được thành lập tiếp tục gia tăng, cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nước tiếp tục lớn mạnh…

Việt Nam chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu thông qua hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, trong đó có các Hiệp định thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, mở ra những thị trường rộng lớn về xuất nhập khẩu, vốn đầu tư..., góp phần thúc đẩy nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh của quốc gia.   

Đặc biệt, Chính phủ cũng đã tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó tập trung cao độ cho tái cơ cấu đầu tư công, hệ thống tài chính ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước. Riêng đối với DNNN, đã có nhiều giải pháp đẩy thúc đẩy cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả.

Trong giai đoạn hơn 3 năm 2016 đến nay, kết quả cổ phần hoá thoái vốn tại DNNN đã đạt trên 200 ngàn tỷ, gấp đôi giai đoạn 5 năm trước. Thông qua hoạt động này, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã mua và sở hữu được cổ phần của các doanh nghiệp có vốn của nhà nước như Vinamilk, Sabeco....

Việc thúc đẩy thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn gắn liền với việc công khai, minh bạch lộ trình cổ phần hoá, thoái vốn sẽ tạo ra các sản phẩm ngày càng hấp dẫn hơn nữa cho thị trường M&A; mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm và nghiên cứu cơ hội đầu tư, mua lại cổ phần tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước…

Cùng với đó, xác định khu vực tư nhân là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ cũng đã đẩy nhanh việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh; thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia đầy đủ vào tất cả các khu vực của nền kinh tế (trừ những khu vực liên quan đến an ninh-quốc phòng).

Các luật liên quan đến đầu tư-kinh doanh như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Xây dựng... sẽ sớm đươc sửa đổi để tháo gỡ các vướng mắc, xoá bỏ chồng chéo, cắt giảm chi phí thủ tục tham gia thị trường, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Một số luật mới sẽ được xây dựng và ban hành như Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật đầu tư theo hình thức công tư PPP,... sẽ tạo khung pháp lý vững chắc hơn nữa cho sự tham gia của khu vực tư nhân trong các lĩnh vực đầu tư kinh doanh. 

Trong thời gian sắp tới, trên cơ sở tổng kết 30 năm thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài (ĐTNN), Bộ Chính trị sẽ ban hành Nghị quyết về Định hướng hoàn thiện thể chế chính sách để nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và hợp tác đầu tư nước ngoài đến 2030. Trong đó, khẳng định ĐTNN là một bộ phần hợp thành quan trọng, bình đẳng, phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác.

Đồng thời, đưa ra những định hướng chiến lược mới như chuyển thu hút ĐTNN từ số lượng sang chất lượng, có giá trị gia tăng cao; chủ động thu hút có chọn lọc ĐTNN, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu.. đi cùng với yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng.

"Chính phủ cũng sẽ có một số định hướng quan trọng cụ thể để hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài, nâng cao tính minh bạch, công khai, dễ dự báo và có tính giải trình cho nhà đầu tư nước ngoài như xây dựng. Danh mục hạn chế đầu tư, đầu tư có điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài; các chính sách liên quan đến bảo hộ đầu tư.... Ngoài ra, cũng sẽ cho thí điểm một số mô hình quản lý mới đối với các ngành đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh chóng của CMCN 4.0; cho phép thí điểm cho phép nhà ĐTNN được sở hữu cao hơn mức quy định nhưng quyền biểu quyết bị giới hạn trong tỷ lệ quy định trong một số ngành ngân hàng, viễn thông, vận tải,....", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

 Cổ phần hóa: Chủ trương sẽ bán vốn lớn

Theo đánh giá của các chuyên gia, tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước trong năm 2018 và 7 tháng đầu năm 2019 dù có những nỗ lực và kết quả nhất định nhưng có dấu hiệu chững lại. Cùng với đó, những vấn đề về định giá, quản trị thương hiệu, và quản trị hậu M&A nổi lên là những vấn đề đáng chú ý của hoạt động M&A năm 2018 và đầu năm 2019.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp-Bộ Tài chính cho biết quá trình cổ phần hóa đang vướng 1 số vấn đề. ví dụ 1 số doanh nghiệp lo ngại vấn đề liên quan đất đai. theo quy định cổ phần hóa Nhà nước khiến DN chậm lại hoạt động này. "Nhưng thà chậm còn hơn. Bởi doanh nghiệp một khi đã hoàn tất các vấn đề thủ tục, định giá liên quan đến đất đai rõ ràng, nhà đầu tư có vào mua vốn tại doanh nghiệp cũng rất yên tâm khi biết rõ mình có những tài sản bất động nào, có thực có quyền sở hữu hay không. Có những câu chuyện thực tế rằng rất nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, doanh nghiệp mua rồi nhưng khi thực hiện làm giấy nhận quyền sử dụng đất, thì rất khó vì giấy tờ lại mang tên 1 doanh nghiệp", Cục trưởng Đặng Quyết Tiến nói.

Theo đại diện Bộ Tài chính chia sẻ, hiện nay, trong chủ trương cổ phần hóa và đổi mới DNNN, Chính phủ chủ trương cố gắng thu hẹp các DNNN không cần thiết có vai trò Nhà nước nắm giữ. Và việc cổ phần hóa sẽ đi theo hướng bán vốn lớn.

Ngoài ra, quá trình bán, việc định giá doanh nghiệp cũng được chủ trương sẽ mở cửa cho các CTy quốc tế tham gia. Tới đây, Nhà nước sẽ tiếp tục rà soát hỏi ý kiến các CTy tư vấn dịch vụ quốc tế để xây dựng các giải pháp tốt, nhằm tăng hiệu qua và chất lượng cho hoạt động cổ phần hóa DNNN. 

Việc áp dụng giải pháp mới đảm bảo nhà đầu tư có thời gian tìm hiểu, định giá doanh nghiệp và yên tâm khi nắm chắc thông tin về doanh nghiệp. Tiến tới đổi mới cổ phần hóa theo hướng các doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải niêm yết trên sàn chứng khoán và thậm chí sau IPO sẽ niêm yết ngay không đợi thêm thời gian. Đồng thời tến tới 2025, áp dụng chuẩn mực quốc tế, đặc biệt về chuẩn mực kế toán cho các doanh nghiệp lớn. 

Tất cả những yếu tố tích cực trên đang mở ra một kỷ nguyên mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam với nhiều cơ hội bứt phá, đưa M&A trở thành kênh thu hút đầu tư quan trọng trong thời gian tới. Song, để có thể thực sự bứt phá, thị trường M&A Việt Nam trông đợi những thay đổi mạnh mẽ từ quá trình ban hành và thực thi chính sách đến các hoạt động kết nối, thực thi thương vụ và sự đổi mới, sáng tạo trong các bên mua và bên bán.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sẽ thí điểm cho nhà đầu tư sở hữu vượt room ở một số ngành đặc biệt tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713972185 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713972185 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10