Đã đến lúc phải “siết” các quy định giao mỏ khoáng sản theo cơ chế xin - cho, và thay vào đó là đưa ra đấu giá, đấu thầu để tránh tiêu cực, lợi ích nhóm gây thất thu ngân sách Nhà nước.
Đó là ý kiến của giới luật gia và các chuyên gia trước những diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về tình trạng giao mỏ khoáng sản một cách thiếu kiểm soát của nhiều địa phương trên cả nước.
>>Tránh thất thoát trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Ông Nguyễn Thành Quang, nguyên Uỷ viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, cho rằng các quy định được nêu tại Luật Khoáng sản, Luật Đấu giá, Đấu thầu… đã khá rõ ràng, thế nhưng vì sao nhiều địa phương không đưa ra đấu giá, đấu thầu mà vẫn áp dụng phương thức giao? Đây chính là kẽ hở, và là một trong những nguyên nhân khiến nhiều lãnh đạo địa phương vướng vào vòng lao lý trong thời gian qua. Vụ việc gây thất thoát khoáng sản tại An Giang khiến nhiều lãnh đạo cấp cao của địa phương này bị nhúng tràm và bị khởi tố, là một ví dụ điển hình. Song, vấn đề mấu chốt ở đây chính là phương thức “giao mỏ” đã gây nhiều hệ luỵ, thiếu kiểm soát đã gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Tình trạng giao mỏ khoáng sản vô tội vạ xuất phát từ cơ chế xin – cho, không chỉ gây ra những hệ luỵ về tình trạng sạt lở đất liền, mà còn kéo theo hiện tượng lũng đoạn về giá cả trên thị trường, gây khó khăn cho chủ đầu tư, nhà thầu trong quá trình thực hiện các công trình, dự án đầu tư công, đặc biệt là những dự án mang tính chất trọng điểm.
Cũng theo ông Quang, tình trạng khai thác khoáng sản, tập kết, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép xảy ra tại một số địa phương, vừa qua được khởi nguồn từ cơ chế “giao” mỏ khoáng sản (không qua đấu giá), nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát và không gắn trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu các sở, ngành, địa phương để xảy ra vi phạm trên địa bàn quản lý là hết sức bất cập.
>>Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần bổ sung đầy đủ hành vi bị cấm
Dẫn chứng về sự buông lỏng trong quản lý, ông Quang cho biết, mới đây, Tổng Công ty Xây dựng số 1 - CTCP (CC1) lại tiếp tục bị tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Đăk Nông xử phạt về hành vi vi phạm trong khai thác khoáng sản trong quá trình thực hiện dự án. Đáng nói, doanh nghiệp này đã từng bị xử phạt về hành vi vi phạm tại Phú Yên trong quá trình triển khai dự án cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong (đoạn đi qua tỉnh Phú Yên), không đúng quy định. Cụ thể, CC1 đã vi phạm 4 lỗi: khai thác cát dưới lòng sông Đà Rằng vượt ranh giới cho phép trên bề mặt từ 100-200m; sử dụng thiết bị khai thác vượt số lượng cho phép; không có giám đốc điều hành mỏ cát; để mất mốc giới các điểm khép góc khu vực được phép khai thác cát.
Hành vi sai phạm của Tổng Công ty Xây dựng số 1 được phát hiện bởi Tổ kiểm tra liên ngành tỉnh Phú Yên phối hợp với Công an huyện Phú Hòa và UBND xã Hòa An trong một cuộc kiểm tra đột xuất tại mỏ cát sông Đà Rằng thuộc khu vực ranh giới hai xã Hòa An và Hòa Thắng, huyện Phú Hòa.
Theo ông Quang, vấn đề bất cập ở đây xuất phát từ việc các cơ quan chức năng thiếu quyết liệt, không làm rõ gốc dễ của vấn đề, đã khiến doanh nghiệp này liên tục vi phạm, thậm chí có dấu hiệu nhờn luật.
“Để khắc phục hạn chế, nêu cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản cần “siết” các quy định giao mỏ theo quy định tại Luật Khoáng sản, Luật Đấu giá, Đấu thầu để đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Đồng thời, quy trách nhiệm cho các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như cấp trên nếu để xảy ra sai phạm”, ông Quang đề xuất.
Nêu các quy định về quản lý khoáng sản, Luật sư Nguyễn Hải Vân Luật sư Nguyễn Hải Vân – Giám đốc Giám đốc Công ty Luật TNHH ALC, Trọng tài viên – Trung tâm Trọng tài thương mại TP.HCM cho rằng, thời gian qua, tình trạng khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường, đặc biệt là cát, đất san lấp trên địa bàn các địa phương có dự án đi qua đang diễn ra phức tạp xuất phát từ cơ chế xin – cho (giao mỏ). Nếu chiếu theo các quy định của Luật Khoáng sản, UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn quản lý, chịu trách nhiệm trước cấp trên nếu để xảy ra sai phạm.
Tuy nhiên, quá trình quản lý lại bộc lộ nhiều yếu kém trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Có những trường hợp mặc dù đã có quyết định tạm dừng khai thác khoáng sản để làm rõ các sai phạm, song đến nay, một số doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghiêm túc, tiếp tục vi phạm. Thậm chí, có những trường hợp không nộp tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định nhưng vẫn tiếp tục khai thác, gây nhiều vấn đề bất cập về bảo vệ môi trường, gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên, là vấn đề rất đáng lưu ý.
Để giải quyết gốc của vấn đề Luật sư Vân cho rằng, đã đến lúc phải “siết” các quy định về giao mỏ khoáng sản từ cơ chế xin - cho, và thay vào đó là đưa ra đấu giá, đấu thầu để minh bạch trong quản lý khoáng sản, góp phần tận thu ngân sách Nhà nước, phát triển tế kinh tế địa phương.
Có thể bạn quan tâm